Chốn gặp gỡ những người tài hoa

Ngày 1/4/2025, tròn 24 năm ngày nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn về với cát bụi, nhiều người lại thổn thức nhớ đến ngôi nhà xưa ở TP.HCM - nơi ông từng sinh sống và viết nên những bản nhạc ấn tượng.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Là một trong những nhạc sĩ lớn của tân nhạc Việt, với trên dưới 600 tác phẩm âm nhạc được sáng tác trong suốt hành trình 62 năm "rong chơi trên cõi tạm", âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn luôn luôn có sức hút với nhiều thế hệ.

Hẻm Trịnh, nhà của Trịnh, địa danh ấy là một “bảo tàng” lưu giữ những kí ức về người nhạc sĩ tài hoa đã để lại một di sản lớn cho âm nhạc Việt Nam. Gia đình cho biết sau, khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời, căn phòng của ông tại TP.HCM vẫn được giữ nguyên hiện trạng như khi ông còn sống, suốt 24 năm qua vẫn sáng đèn.

Bên hành lang đường dẫn vào phòng khách là nơi chủ nhân treo những tấm hình kỷ niệm. Từ những tấm ảnh chụp Trịnh Công Sơn thời trẻ cho tới những tấm ảnh Trịnh Công Sơn chụp với nhạc sĩ Văn Cao, chụp chung với nhóm nhạc những người bạn hay tấm Trịnh Công Sơn đang suy tư… Căn nhà như một thế giới khác đầy hoài niệm. Nhiều bức ảnh ít người thấy của Trịnh Công Sơn, cả in màu lẫn trắng đen được treo khắp các phòng.

Căn nhà số 47C Phạm Ngọc Thạch là nơi nhạc sĩ gặp gỡ những tâm hồn đồng điệu, nơi ông từng trò chuyện với nhạc sĩ Văn Cao về kỉ niệm sáng tác các bài hát, đàm luận về hội họa, nhiếp ảnh với họa sĩ Lưu Công Nhân, nhiếp ảnh gia Dương Minh Long...

Không gian làm việc của Trịnh Công Sơn nhỏ và ấm cúng, được ốp gạch xung quanh, các bức ảnh được treo kín tường. Hầu hết nội thất trong phòng đều được giữ nguyên kể từ khi ông mất.

Lúc còn sống, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ đam mê âm nhạc mà còn thích hội họa và có thú sưu tập đồng hồ, bật lửa. Đến nay, các kỷ vật của cố nhạc sĩ vẫn được người thân giữ gìn cẩn thận, thỉnh thoảng đem ra lau chùi cho sạch bụi.

Vì yêu mến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhiều khán giả từ phương xa, thậm chí nước ngoài đã tìm đến ngôi nhà này để thắp nén nhang, gặp gỡ gia đình chuyện trò. Từ cách đây nhiều năm, gia đình mong thực hiện việc số hóa không gian sống như một mô hình bảo tàng trực tuyến để khán giả ở bất cứ đâu cũng có thể tham quan. Tháng 4/2023, nhằm tưởng nhớ 22 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ngôi nhà này đã được tái hiện qua bảo tàng 3D, có thể truy cập trên Internet.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, tổ chức và nghệ nhân triển khai chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trong khu phố cổ nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.

Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.

Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.

Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.

Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.

Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.