Chọn phương án tối ưu cải tạo hồ Đống Đa
Trên cơ sở đề xuất biện pháp thi công của UBND quận Đống Đa, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản chấp thuận cho phép sử dụng 10% diện tích hồ để làm sàn công tác và đường công vụ phục vụ thi công cải tạo hồ. Hiện 6500m2 mặt bằng tạm lấp chưa chiếm đến 10%.
Khẳng định không lấp hồ, lãnh đạo quận Đống Đa cho biết lựa chọn phương án này là dựa trên nhiều yếu tố.
Ông Trịnh Hữu Tuấn – Phó Chủ Tịch UBND quận Đống Đa cho biết: "Đây là phương án thi công nhanh nhất, chất lượng công trình được nâng cao, việc giám sát cộng đồng cũng thuận tiện hơn; đồng thời, đảm bảo lợi ích của người dân và cũng tuân thủ mục tiêu của dự án là chỉnh trang đồng bộ hạ tầng".
Ông Nguyễn Văn Bái – Chỉ Huy Trưởng công trình - Tổng Công Ty CP XNK và XD Việt Nam cho biết: "Dự kiến khi kết thúc mùa mưa vào cuối tháng 10, phương án thi công sẽ được tính toán lại và đẩy nhanh tiến độ. Trong đó, còn tính đến cả phương án đắp thêm một đường công vụ giữa lòng hồ rộng khoảng 6m nối từ phố Hoàng Cầu sang phố Mai Anh Tuấn".
Ông Tuấn cho biết thêm: "Mục đích đắp đường công vụ này để thi công các hạng mục phía bên kia hồ khu vực Mai Anh Tuấn, Đặng Tiến Đông và tạo hai lối ra vào cho thuận tiện. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ tiến hành vệ sinh lòng hồ, cải thiện chất lượng nước hồ".
Dự kiến khi kết thúc mùa mưa vào cuối tháng 10, phương án thi công sẽ được tính toán lại và đẩy nhanh tiến độ, trong đó, còn tính đến cả phương án đắp thêm một đường công vụ giữa lòng hồ rộng khoảng 6m nối từ phố Hoàng Cầu sang phố Mai Anh Tuấn.
Với tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng, dự án cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đô thị hồ Đống Đa dự kiến triển khai trong 14 tháng, hoàn thành vào tháng 9/2025. Quá trình cải tạo sẽ xây dựng và bổ sung một số công trình đua ra mặt hồ nhằm tạo điểm nhấn như sân khấu nổi, khán đài ngoài trời, khu check in.
Riêng khu vực bán đảo hồ Đống Đa hiện đang được cho một doanh nghiệp thuê kinh doanh nhà hàng, quán cà phê, trong khi dịch vụ giải trí phục vụ cho người dân khu vực rất hạn chế.
Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 21/12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bộ đội biên phòng tỉnh) đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn.
Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
0