Chồng và cháu gái Trương Mỹ Lan được giảm án

HĐXX tòa phúc thẩm giữ nguyên án tử hình với bà Trương Mỹ Lan. Chồng bà Lan là Chu Lập Cơ được giảm án từ 9 năm xuống 7 năm tù; Trương Huệ Vân được tòa giảm từ 17 năm xuống 13 năm tù. Ngoài ra, ông Nguyễn Cao Trí cũng được giảm án từ 8 năm còn 6 năm tù.

Ngày 3/12, sau hơn một tuần nghị án, TAND cấp cao tại TP.HCM công bố bản án phúc thẩm đối với kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan; ông Chu Lập Cơ, Trương Huệ Vân (chồng và cháu của bà Lan) cùng 45 người khác về các sai phạm tại giai đoạn một đại án Vạn Thịnh Phát.

Đối với Trương Huệ Vân (38 tuổi, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cháu ruột của bị cáo Trương Mỹ Lan) được tòa phúc thẩm giảm án từ 17 năm tù xuống còn 13 năm tù.

Bị cáo Trương Huệ Vân. Ảnh: Quỳnh Trần/ VnExpress.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Huệ Vân đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt và giải tỏa kê biên một số tài sản. Theo lời khai, các tài sản này bao gồm bất động sản cá nhân, tài sản chung của hai vợ chồng, và tài sản thừa kế từ bà nội. Bị cáo mong muốn được trả lại những tài sản này để ổn định cuộc sống gia đình.

Tuy nhiên, HĐXX sơ thẩm trước đó đã xác định rằng, dù các tài sản đang bị kê biên đứng tên bị cáo Huệ Vân, nhưng bản chất là tài sản thuộc sở hữu của Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Do đó, tòa tuyên tiếp tục kê biên những tài sản này để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

Còn bị cáo Chu Lập Cơ (chồng của Trương Mỹ Lan), HĐXX đã sửa bản án sơ thẩm đối với bị cáo, giảm mức án từ 9 năm tù xuống 7 năm tù với tội danh Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Theo nhận định của tòa, bị cáo Chu Lập Cơ, do có mối quan hệ với Trương Mỹ Lan, đã ký các hồ sơ dùng tài sản cá nhân để đảm bảo cho các khoản vay tại Ngân hàng SCB. Tuy nhiên, các khoản vay này không có khả năng thu hồi, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Ông Chu Lập Cơ tại tòa sáng nay. Ảnh: Quỳnh Trần/ VnExpress.

Theo HĐXX, ông Cơ có vai trò giúp sức hạn chế, là người nước ngoài không biết tiếng Việt, và chỉ làm theo lời vợ. Bị cáo là doanh nhân nước ngoài đầu tiên khởi nghiệp tại Việt Nam, có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân; có nhiều thành tích được ghi nhận như chung sức xây bệnh viện dã chiến thời điểm Covid-19 hoành hành tại TP.HCM, góp phần giúp đất nước vượt qua đại dịch, và tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện. Với những đóng góp này, bị cáo đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động và nhiều bằng khen từ UBND TP.HCM.

Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo đã tự nguyện khắc phục thêm 10 tỷ đồng và cung cấp các tình tiết giảm nhẹ mới. Những yếu tố này là cơ sở để HĐXX phúc thẩm chấp nhận kháng cáo và giảm nhẹ hình phạt.

Khi được nói lời sau cùng, ông Cơ và Vân không xin giảm án cho mình, mà nói nhiều về các tình tiết giảm nhẹ cho bà Lan. Họ xin HĐXX cho Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được hưởng khoan hồng.

Ông Nguyễn Cao Trí, 54 tuổi, Chủ tịch tập đoàn Capella, được TAND cấp cao tại TP.HCM chấp nhận đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản"; tuyên giảm xuống 6 năm tù.

Theo HĐXX, bị cáo Trí đã khắc phục toàn bộ hậu quả bằng cách bồi thường thêm để khắc phục chung thiệt hại của vụ án. Trong quá trình công tác, bị cáo có nhiều thành tích xuất sắc. Sức khỏe hiện yếu, có căn cứ để xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Theo nội dung vụ án, ông Nguyễn Cao Trí đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan tổng cộng 40 triệu USD (tương đương khoảng 1.000 tỷ đồng) thông qua ba hình thức:

Chuyển nhượng 65% vốn điều lệ Công ty Cao Su Công nghiệp: Năm 2018, ông Trí gặp bà Lan tại trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đề xuất bán 30% cổ phần tại Công ty Cổ phần Cao Su Công nghiệp (tỉnh Đồng Nai).

Bà Lan đồng ý mua và đã thanh toán hơn 500 tỷ đồng (tương đương 23 triệu USD), nhờ Hồ Quốc Minh đứng tên. Ông Trí cam kết giúp bà sở hữu trên 66% cổ phần để toàn quyền quyết định công ty nhưng không thực hiện.

Ông Nguyễn Cao Trí tại tòa sơ thẩm. Ảnh: Quỳnh Trần/ VnExpress.

Đến năm 2019, ông Trí mời bà Lan hợp tác trong dự án Khu công nghiệp tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh (hơn 20.000 ha). Đây là dự án ông Trí dùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Bến Thành Holdings group đi xin dự án và chịu trách nhiệm lo về pháp lý. Bà Lan đã giới thiệu đối tác nước ngoài vào đầu tư và làm việc với ông Trí. Ông Trí nhiều lần ứng mượn tiền của bà tổng cộng 12,5 triệu USD và thống nhất khi dự án được triển khai thì khoản tiền này được tính vào chi phí ông Trí được hưởng.

Tuy nhiên, do dự án triển khai chậm, bà Lan yêu cầu chuyển trả lại số tiền trên hoặc chuyển nhượng Công ty Bến Thành cho bà, song ông Trí không thực hiện.

Năm 2020, ông Trí thuyết phục bà Lan đầu tư vào dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh. Bà Lan đã chuyển cho ông Trí 300 tỷ đồng để đầu tư nhưng không ký biên nhận.

Sau đó, ông Trí cam kết chuyển nhượng dự án này cho một nhà đầu tư ngoài Hà Nội và hoàn trả bà 500 tỷ đồng, nhưng cũng không thực hiện. Khi bà Lan bị bắt giam, ông Trí đã chỉ đạo trợ lý soạn thảo các văn bản điều chỉnh giá và thanh lý hợp đồng chuyển nhượng nhằm xóa bỏ quyền sở hữu của bà Lan trong các dự án, chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng.

HĐXX phúc thẩm ghi nhận bị cáo Trí có thêm tình tiết giảm nhẹ, khắc phục toàn bộ hậu quả, bồi thường thêm để khắc phục chung hậu quả toàn bộ vụ án, trong quá trình công tác có thành tích xuất sắc, hiện sức khỏe yếu, nên có căn cứ xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Ngoài vụ án này, ông Trí đang là bị can Đưa hối lộ để "siêu" dự án Sài Gòn Đại Ninh tiếp tục được triển khai, sau đó bán sang tay cho Novaland với giá 27.600 tỷ đồng, hưởng lợi 2.700 tỷ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hồ chứa nước Cửa Đạt, hồ chứa nước Tả Trạch, hồ chứa nước Dầu Tiếng được đưa vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (ANQG).

Kiên trì phương châm “trao cần câu thay vì cho con cá”, từ hơn 115 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm qua, MTTQ các cấp thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả hai trọng tâm: hỗ trợ an cư và trao sinh kế giúp thoát nghèo bền vững.

Thảo luận tổ về 4 nội dung trình tại hội nghị Lần thứ 20 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố: Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; Kế hoạch tài chính ngân sách Nhà nước 03 năm giai đoạn 2025-2027; Điều chỉnh Kế hoạch tài chính 05 năm thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của thành phố, các đại biểu thống nhất với các nội dung báo cáo; tham góp nhiều ý kiến vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.

Năm 2024, thành phố Hà Nội cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội. Dự kiến, 23/24 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch đề ra, trong đó 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Tại Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là việc khó, thậm chí rất khó nhưng Đảng lãnh đạo, Chính phủ thống nhất, nhân dân ủng hộ thì phải làm, với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi” như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo.

Những người lính cứu hỏa Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huyện Gia Lâm, công an thành phố Hà Nội, liên tục đối mặt với hiểm nguy. Tuy nhiên, vì sự an toàn tính mạng, tài sản của người dân, các anh chưa bao giờ chùn bước.