Chốt thi tốt nghiệp THPT, ngoại ngữ không là môn bắt buộc

Chiều ngày 28/11, Bộ trưởng bộ GD&ĐT đã ký quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Phương án được lựa chọn là thi tốt nghiệp THPT 4 môn. Trong đó, Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc.

Phương án được lựa chọn là phương án 2+2. Tức là hai môn thi bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và hai môn lựa chọn (trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Theo đó, Ngoại ngữ - môn học sẽ được coi là công cụ để hội nhập - không phải là môn bắt buộc.

Ảnh minh họa

Theo khảo sát của Bộ GD&ĐT, trong ba phương án được lấy ý kiến, phương án 2+2 nhận được 59,8% bình chọn tại một số địa phương. Đây là phương án thi ít môn nhất nên dự kiến sẽ tiết kiệm kinh phí nhất. Đồng thời, phương án thi mới được đánh giá góp phần quan trọng trong giải quyết được tình trạng mất cân bằng của việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên như hiện nay. Theo thống kê của Bộ, trong hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm, tỷ lệ thí sinh chọn tổ hợp khoa học xã hội của ba năm gần đây luôn chiếm từ gần 65% đến gần 68%.

Về hình thức thi, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.

Về phương thức xét công nhận tốt nghiệp, theo Bộ GD&ĐT, sẽ kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình phổ thông 2018. Về lộ trình thực hiện, Bộ GD&ĐT cho biết giai đoạn 2025 - 2030, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ tiếp tục giữ ổn định phương thức thi trên giấy.

Giai đoạn sau 2030 sẽ từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính. Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Ảnh minh họa

Ông Phạm Ngọc Thưởng – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: “Theo phương án thi mới, đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với quy định và lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Kết quả thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa là một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông, cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.”

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 tiếp tục phân cấp mạnh, địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tổ chức kỳ thi. Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, ban hành quy chế và hướng dẫn tổ chức kỳ thi; xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi cung cấp cho các địa phương tổ chức thi; quy định lịch thi chung; thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.

Việc đổi mới phương thức thi tốt nghiệp THPT theo hướng gọn nhẹ sẽ góp phần giảm áp lực và tốn kém cho xã hội nhưng vẫn bảo đảm độ tin cậy, thiết thực, hiệu quả trong đánh giá đúng năng lực học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Phương án thi trên sẽ được thực hiện từ năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giáo dục hiện đang dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp với ngành Y và Sư phạm, cho rằng điểm này không sát yêu cầu chất lượng mà còn tính toán vất vả.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Dù đang trong thời gian của học kỳ I năm học 2024-2025, nhưng nhiều trường tư thục tại Hà Nội như: Nguyễn Siêu, Archimedes, Ngôi sao Hà Nội,… đã bắt đầu triển khai công tác tuyển sinh, công bố các thông tin tuyển sinh cho năm học tiếp theo 2025-2026 tới người học và phụ huynh học sinh.

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Bộ GD-ĐT dự kiến cơ sở đào tạo có thể tổ chức xét tuyển sớm.

Dự thảo sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học 2025 đang được lấy ý kiến với nhiều điểm thay đổi. Trong đó quy định siết xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu khiến các trường gặp khó trong tuyển sinh.

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, dự kiến sẽ áp dụng từ năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.