Chốt thời hạn báo cáo sai phạm dự án nhà ở từ đất công

(HanoiTV) - Thanh tra Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương báo cáo kết quả thanh tra việc chuyển đổi đất của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021, trước ngày 30/10/2022.

TTCP yêu cầu các đơn vị báo cáo nêu rõ các nội dung: Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất như tổng số vị trí đất đai và diện tích đất của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc quản lý của bộ, ngành, tỉnh, thành phố đã thực hiện chuyển đổi sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở.

Tổng số vị trí đất đai, diện tích đất đã chuyển đổi theo hình thức giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá; số vị trí đất đai được chuyển đổi thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.

Báo cáo kết quả thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá trên cả nước trong 10 năm qua (Ảnh: Hoàng Hà)

Về nghĩa vụ tài chính, TTCP yêu cầu báo cáo kết quả thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai, tổng số tiền phải thu, số đã thu, số tiền còn nợ (chưa thu được) trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở.

Đối với kết quả thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất do bộ, ngành, địa phương thực hiện, Thanh tra Chính phủ yêu cầu báo cáo rõ tổng số vị trí, diện tích đất được thanh tra, số cuộc thanh tra đã thực hiện, số cuộc ban hành kết luận thanh tra, số cuộc chưa ban hành kết luận thanh tra.

Báo cáo kết quả thanh tra của các bộ, ngành, địa phương phải tổng hợp được những vi phạm pháp luật chủ yếu được phát hiện qua thanh tra, trong đó có vi phạm của các cơ quan quản lý, vi phạm của doanh nghiệp, chủ dự án, tổng hợp vi phạm về kinh tế, tài chính, đất đai.

Đồng thời đưa ra kiến nghị xử lý về kinh tế, tài chính, đất đai; xử lý kỷ luật hành chính; xử lý hình sự, chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra, và kiến nghị về hoàn thiện cơ chế, chính sách.

Trong những năm qua, TTCP cũng đã thực hiện thanh tra việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hoà…

Tại Hà Nội, TTCP đã công bố kết luận về một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có vị trí đắc địa sang mục đích khác trong giai đoạn 2003 - 2016.

Kiểm tra 38 dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất có vị trí đắc địa, lợi thế về kinh doanh, TTCP phát hiện, công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng còn nhiều hạn chế, trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh cục bộ nhiều lần; có 20/38 dự án vi phạm quy hoạch xây dựng, vi phạm một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng. Trong đó, 5 dự án chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 không phù hợp với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được duyệt (số tầng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng hầm, tầng kỹ thuật, nâng chiều cao tầng nhà...).

Dự án tòa nhà chưng cư thương mại F-home (Đà Nẵng) do Công ty CP Lương thực Đà Nẵng làm chủ đầu tư xảy ra nhiều sai phạm trong chuyển đổi từ đất kinh doanh thành đất ở.

Kết luận của TTCP cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm của các cơ quan quản lý thuộc UBND TP Hà Nội, Bộ Xây dựng và chủ đầu tư trong việc đầu tư, xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn thành phố.

Cũng theo TTCP, kiểm tra 38 dự án thì có tới 8 dự án còn nợ đọng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền chậm nộp với số tiền lên tới 1.900 tỷ đồng. Tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra là gần 4.000 tỷ đồng.

Đây là đợt thanh tra toàn diện trên cả nước về việc quản lý, sử dụng đất đai của tất cả doanh nghiệp cổ phần hóa, doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất trong 10 năm qua. Nhằm phát hiện những bất cập trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở thương mại để bán.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong danh mục 8 dự án bất động sản thu hút đầu tư đợt 1 năm 2024 do UBND Thành phố Hà Nội ban hành, có hai dự án là nhà ở xã hội, tổng mức đầu tư gần 9 ngàn tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo khẩn trương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sản…

Hà Nội vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư đợt 1 năm nay, trong đó có 8 dự án bất động sản là các khu đô thị, khu nhà ở xã hội.

Căn hộ có mức giá dưới 50 triệu đồng/m2 sẽ không còn nhiều ở thị trường phía Nam, trong khi nguồn cung căn hộ cao cấp sẽ dần chiếm ưu thế, theo dự báo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.

Chỉ cần một chiếc điện thoại, khách hàng đã có thể cập nhật các tin tức về bất động sản một cách nhanh chóng. Nắm bắt xu hướng, những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội có thể chính là các môi giới bất động sản.

Hà Nội đang lựa chọn và mời gọi nhà đầu tư 16 dự án khu đô thị, nhà ở xã hội quy mô hơn 930 ha.