Chủ động bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí
Chỉ số chất lượng không khí (AQI) nhiều thời điểm tại khu vực Thủ đô đã chạm mức nguy hại. Dù hiện tượng này có sự biến động theo mùa và chịu tác động từ điều kiện thời tiết, dữ liệu quan trắc vẫn ghi nhận xu hướng xấu dần, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng và cản trở các hoạt động kinh tế - xã hội.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc hít thở không khí chứa các chất ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp cấp tính, viêm phổi, bệnh tim mạch, đột quỵ, thậm chí tổn thương thần kinh và hệ miễn dịch.
Để chủ động bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và bệnh nhân tim mạch, hô hấp, Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) đã ban hành khuyến cáo nhằm giảm tác động của ô nhiễm không khí.
Cục khuyến cáo người dân cần hạn chế các hoạt động ngoài trời khi chỉ số AQI nằm trong khoảng 101 - 150, tức là chất lượng không khí đạt mức kém hoặc xấu, đặc biệt là những người nhạy cảm với thời tiết. Khi chỉ số AQI ở mức này, các hoạt động ngoài trời nên giảm bớt, tránh vận động gắng sức tại khu vực đông xe cộ, công trường xây dựng hoặc nơi có khói bụi. Đối với học sinh, hoạt động thể chất ngoài trời có thể diễn ra nhưng cần hạn chế các bài tập đòi hỏi sức lực lớn.
Khi chỉ số AQI từ 151 - 200, tức mức xấu, người dân nên hạn chế ra ngoài, đặc biệt vào giờ cao điểm ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, nên đeo khẩu trang chuyên dụng và chọn thời điểm ít ô nhiễm hơn. Cửa sổ và cửa ra vào cần đóng kín, hạn chế mở khi không khí ô nhiễm nặng. Những người dễ bị ảnh hưởng cần ưu tiên sinh hoạt trong nhà và tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Khi chỉ số AQI vượt mức 201, chất lượng không khí đã ở mức rất xấu, các hoạt động ngoài trời nên được tạm dừng. Người dân được khuyến cáo ưu tiên làm việc và sinh hoạt trong nhà. Với mức ô nhiễm trên 300, tình trạng không khí đã bước vào ngưỡng nguy hại, mọi hoạt động ngoài trời nên ngừng hoàn toàn. Các cơ sở giáo dục có thể xem xét cho học sinh nghỉ học nếu ô nhiễm kéo dài trên 3 ngày.
Bộ Y tế cũng đưa ra một số biện pháp dài hạn để bảo vệ sức khỏe như theo dõi thường xuyên tình trạng chất lượng không khí qua các trang thông tin chính thức, đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ vệ sinh nhà cửa, hạn chế sử dụng bếp than tổ ong và trồng nhiều cây xanh. Người dân được khuyến khích khám sức khỏe định kỳ và chú ý chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng của bản thân.
Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh hô hấp hoặc tim mạch, cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi có triệu chứng bất thường như ho, khó thở, sốt hoặc đau ngực, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Theo TTXVN
năm 2024, Việt Nam có 41 ca chết não được gia đình đồng ý hiến tặng mô, tạng. Con số này chiếm 13% trong tổng số ca ghép tạng được thực hiện trong năm qua. Đây được coi là kỷ lục về sô ca hiến tạng tại Việt Nam so với các năm trước.
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC Trung Quốc) đã công bố các báo cáo hàng tuần về việc theo dõi và giám sát những hội chứng giống cúm.
Trước thông tin về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc, Tiến sĩ Trần Đại Quang, Phó Trưởng phòng Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng đây không phải là dịch bệnh lạ hay sự kiện y tế bất thường.
Báo cáo từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí, đồng thời xem xét phương án cho học sinh tiểu học, mẫu giáo nghỉ học, tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin về trường bệnh nhân tại Vĩnh Phúc nhập viện trong tình trạng sốt cao rét run, tụt huyết áp, rối loạn ý thức, suy đa tạng và tan máu, rối loạn đông máu nặng. Bệnh nhân vừa trở về sau chuyến công tác qua nhiều nước.
Sáng 7/1, tại Hà Nội, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội, Viện nghiên cứu sức khỏe Người cao tuổi và Y tế cộng đồng đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Dinh dưỡng toàn diện - CODOCA vì sức khỏe cộng đồng". Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu từ các viện nghiên cứu tại Việt Nam.
0