Chủ động phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

Thời điểm giao mùa, số trẻ em viêm đường hô hấp tăng cao, nhiều trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) do sự chênh lệch về nhiệt độ giữa buổi sáng nắng nóng và buổi chiều lạnh, cùng độ ẩm không khí.

Cháu Lê Trần Minh có biểu hiện ho nhiều, sổ mũi, khó thở, hay quấy khóc nên gia đình đã đưa đến khám tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông và được chẩn đoán nhiễm virus hợp bào hô hấp.

Lo lắng cho hai con có các triệu chứng ho ra đờm, nước mũi chảy nhiều, chị Trần Như Phương (xã La Phù, huyện Hoài Đức) đã cho các bé đi khám và nhận được kết quả dương tính với virus RSV. Chị cho biết: "Hai bé nhà em, bé lớn hiện tại đã ổn hơn, còn bé nhỏ mới ba tháng tuổi cần phải thở máy dưới sự chỉ định của bác sĩ".

Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Hà Đông hiện đang điều trị cho hơn 100 bệnh nhi. Trong đó, bệnh liên quan đến đường hô hấp chiếm 70%. Các bệnh đường hô hấp hay gặp thường liên quan đến virus như: viêm tiểu phế quản do virus RSV, cảm cúm, cúm A, cúm B, Adeno virus và một số bệnh nhiễm khuẩn khác như viêm đường hô hấp...

Một bệnh nhi đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông.

Bệnh thường khởi phát bởi một loại virus trước đó, sau đó bội nhiễm vi khuẩn, gây nên tình trạng viêm họng và nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ em khi thời tiết giao mùa. Bệnh có thể gây ra bởi virus, vi khuẩn, bụi, khí độc, nấm mốc... Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác có thể làm gia tăng khả năng xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh viêm đường hô hấp nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.

Bệnh viêm đường hô hấp có thể gây ra bởi virus, vi khuẩn, bụi, khí độc, nấm mốc...

Trẻ em khi mắc bệnh viêm đường hô hấp sẽ có các dấu hiệu: dễ bị sốt, ho, đau họng, chảy mũi, quấy khóc chán ăn. Trường hợp nặng, trẻ sẽ buồn nôn, khó thở…

Phụ huynh cần theo dõi sát sao để phát hiện các dấu hiệu nặng của bệnh viêm đường hô hấp như: trẻ li bì, khó đánh thức, bỏ bú, nôn mửa, sốt co giật... Khi đó, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam 1 triệu viên khử khuẩn nước Aquatabs và 500 túi đựng nước nhằm bảo vệ sức khoẻ của hàng trăm nghìn người dân trên khắp các tỉnh của miền Bắc Việt Nam sau sự tàn phá nặng nề mà bão Yagi gây ra.

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 5400 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt.

Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; tổ chức cứu chữa miễn phí cho người bị thương.

Năm năm gần đây, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân suy thận là vấn đề cần lưu tâm. Theo các bác sĩ, lối sống là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng tình trạng suy thận ở người trẻ.

Trong những ngày mưa lũ, để bệnh nhân an tâm điều trị, Bệnh viện K tăng thêm giường lưu trú miễn phí cho người bệnh. Những người bệnh có hoàn cảnh có khăn được nhận suất ăn miễn phí hàng ngày.

Bệnh viện Việt Đức đang liên tục tiến hành hội chẩn cấp cứu từ xa các nạn nhân bị vùi lấp do sạt lở, lũ quét tại Yên Bái, Lào Cai.