Chủ động phòng ngừa bệnh uốn ván
Vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp nhận một số trường hợp bị uốn ván, nhập viện trong tình trạng nguy hiểm.
Ngoài những trường hợp nguy kịch trên, bệnh viện cũng vừa tiếp nhận một bệnh nhân uốn ván mới, nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, sắp ngừng thở.
Trước đó khoảng 10 ngày, bệnh nhân bị que nhọn đâm vào đầu gối chân bên phải. Vết thương không quá nghiêm trọng và đã tự khỏi.
Tuy nhiên, sau 1 tuần, người bệnh xuất hiện tình trạng cứng hàm, không há được miệng. Ngày hôm qua, toàn thân người bệnh co cứng như khúc gỗ, hàm răng cắn chặt, thở rất khó khăn.
Sau khi nhập bệnh viện đa khoa tỉnh, người bệnh nhanh chóng được mở khí quản qua cổ để bảo đảm đường thở, được hỗ trợ thở máy, dùng thuốc: an thần, giãn cơ, trung hòa độc tố uốn ván.
Theo TS. BS Hoàng Công Tình, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Tỷ lệ tử vong chung do uốn ván có thể đến 90%, uốn ván rốn sơ sinh tử vong trên 95%. Ngoài ra, nếu bệnh nhân sống sót thường để lại di chứng nặng nề, quá trình điều trị khó khăn và tốn kém.
Mặc dù đã có vaccine phòng uốn ván nhưng do tiêm phòng không đầy đủ và không tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm nên số ca bệnh uốn ván vẫn xảy ra quanh năm, chủ yếu ở nam giới trong độ tuổi lao động, để lại hệ lụy rất lớn về gánh nặng bệnh tật.
Bác sĩ Tình khuyến cáo người dân khi xử trí các vết thương để phòng ngừa uốn ván cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch. Sát trùng vết thương bằng các dung dịch có cồn. Để hở vết thương, không để vết thương tạo đường hầm, không bịt kín hoặc đắp bất cứ thứ gì lên vết thương.
Sau đó, người bệnh nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tiêm phòng vaccine uốn ván hoặc huyết thanh trung hòa độc tố uốn ván.
Việt Nam có hơn 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, cùng 75 loại khoáng vật có công dụng trong y dược, trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm và đặc hữu, nhưng việc khai thác và ứng dụng nguồn dược liệu còn nhiều hạn chế.
Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.
Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.
0