Chu kỳ mới cho BĐS khi các Luật mới được thông qua
Thống kê cho thấy nhu cầu tìm kiếm mua nhà cuối năm 2023 tăng thêm 6% so với cùng kỳ năm 2022, kéo theo đó tỷ lệ giao dịch thành công sản phẩm trong quý IV đã tăng nhẹ so với hai quý trước đó khoảng 25%. Có được tín hiệu tích cực này là do từ đầu quý IV/2023 các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cùng các Bộ, ngành đã có tác động nhất định, nguồn cung trên thị trường được cải thiện. Cùng với đó là việc ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đã tạo thêm động lực để nhà đầu tư tham gia thị trường. Điều này cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư đã bắt đầu qua trở lại đặc biệt phân khúc nhà ở đáp ứng nhu cầu thật. Những dấu hiệu này cũng là cơ sở để kỳ vọng năm 2024, có nhiều dư địa để phục hồi và phát triển.
Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS - Bộ Xây dựng cho biết: "Chính phủ từ đầu năm đã liên tục ban hành chính sách, thị trường đã phản ứng tích cực, 6 tháng cuối năm có chuyển biến và vượt qua giai đoạn khó khăn nhất".
Ông Troy Griffiths - Phó Giám đốc Điều Hành Savills Việt Nam cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng rằng bộ máy vận hành của Chính phủ sẽ bắt đầu quay nhanh hơn và chúng ta sẽ có nhiều dự án mới được phê duyệt hơn, lãi suất cũng sẽ được kiểm soát. Nhìn về cuối năm 2024, tôi nghĩ chúng ta sẽ bắt đầu thấy sự bứt phá và phục hồi".
Theo nhiều chuyên gia, cùng với Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV và Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được thông qua ngay từ đầu năm 2024 sẽ tạo sức mạnh đồng bộ, giúp khơi thông nguồn lực. Các dự luật này có tác động trọng yếu tới thị trường bất động sản hiện nay. Chính vì vậy mà các nhà đầu tư vẫn đang trông đợi và muốn nắm rõ định hướng điều tiết thị trường khi có khung pháp lý mới. Các chuyên gia cũng nhận định, một chu kỳ của thị trường sẽ có bốn giai đoạn: thăm dò, củng cố, khởi sắc, ổn định.
Theo đó, khi thị trường giải quyết được những vấn đề về vốn, chính sách tiền tệ và pháp lý, thị trường sẽ bước vào giai đoạn phát triển.
Các chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản 2024 sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi với chu kỳ phát triển mới, chậm mà chắc chứ không có hiện tượng “sốt nóng”, định hướng là những sản phẩm bất động sản đáp ứng nhu cầu ở thực cho người dân. Hành lang pháp lý liên thông khi cả ba dự luật được thông qua này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư một khung pháp lý rõ ràng để có thể triển khai dự án mới một cách trơn tru; giúp quản lý thị trường bất động sản một cách ổn định, minh bạch. Tuy nhiên dù các luật liên quan trực tiếp tới bất động sản chính thức thông qua những vẫn sẽ cần thêm một khoảng thời gian nữa để áp dụng vào thực tế. Lúc đó, các dự án bất động sản mới sẽ nhanh chóng được triển khai nhiều hơn, giúp giải quyết bài toán cân bằng cung cầu, bình ổn giá cả thị trường.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành liên quan nghiên cứu chuyển đổi khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp tại quận Hoàng Mai thành nhà ở xã hội cho thuê, nhằm đáp ứng yêu cầu của người thu nhập thấp.
Cuộc đấu giá 20 thửa đất ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã kết thúc vào hơn 17h chiều nay (4/11) sau 11 vòng đấu.
Sáng 4/11, 20 thửa đất ở xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức được đưa ra đấu giá. Đáng chú ý, sau khi tạm dừng để rà soát, giá khởi điểm các lô đất này vẫn được áp rất thấp chỉ từ 7,3 triệu đồng/m².
Giá nhà đất đang bị đẩy cao phi lý. Nhiều người thu nhập thấp không có cơ hội tiếp cận nhà ở, nhưng trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang. Nghịch lý này cho thấy sự cấp thiết trong việc ban hành các cơ chế, chính sách kịp thời để tránh lãng phí tài nguyên đất đai - một nguồn lực lớn trong phát triển kinh tế xã hội.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã chỉ ra nhiều tồn tại của thị trường bất động sản (BĐS).
0