Chủ tịch nước dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ

Trong chuyến thăm và làm việc tại đồng bằng sông Cửu Long, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn công tác đã đến dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ ở xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

Sau ngày Bác Hồ qua đời, trong niềm kính yêu và tiếc thương vô hạn, Thị ủy Trà Vinh đã bàn kế hoạch cùng quân dân Long Đức quyết định dựng Đền thờ Bác Hồ.

Đây dù là khu vực tranh chấp giữa ta và địch, vị trí xây dựng chỉ cách đồn địch vài trăm mét, song với ý chí sắt đá và lòng yêu nước nồng nàn, quân dân Trà Vinh vẫn quyết định khởi công xây dựng ngôi đền trên nền diện tích 16m2 vào ngày 10/3/1970. Toàn bộ quá trình dựng đền đều được thực hiện vào ban đêm. Công trình được hoàn thành ngày 26/1/1971.

Đền thờ Bác Hồ được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và là khu di tích cấp quốc gia đầu tiên của tỉnh Trà Vinh. Hiện nay, khuôn viên Đền thờ Bác Hồ có diện tích rộng hơn 4,5 héc ta. Bên cạnh hạng mục chính là đền còn có nhà trưng bày. Đặc biệt, năm 2012, phiên bản Nhà sàn Bác Hồ với tỷ lệ 97% được dựng lên tại đây.

Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn công tác đến dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ ở xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: TTXVN.

Chủ tịch nước mong muốn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Trà Vinh tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Bác Hồ để nơi đây mãi là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, truyền tải những giá trị cao đẹp mà Người để lại cho thế hệ mai sau.

Cũng trong sáng ngày 6/7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến dâng hương, viếng mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Đây là công trình ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh - danh nhân văn hóa thế giới, Anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).