Chủ tịch nước gặp mặt Đại đoàn 305 Dù - Đặc công

Chiều 23/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Ban liên lạc truyền thống Cựu chiến binh Đại đoàn 305 Dù - Đặc công.

Trước khi bắt đầu cuộc gặp mặt, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ và tỏ lòng thành kính với Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu dành một phút mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ngày 30/8/1954, Đại đoàn 305 (sau đổi tên thành Sư đoàn 305) được thành lập với nòng cốt là một số trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực ở chiến trường Bắc Tây Nguyên, Trung Trung Bộ vừa tập kết ra miền Bắc.

Tháng 7/1954, theo lệnh, sư đoàn tập kết ra Bắc và có nhiều đóng góp trong bảo vệ an ninh và phát triển kinh tế. Đến ngày 8/2/1961, sư đoàn 305 chuyển thành Lữ đoàn nhảy dù.

Ngày 19/3/1967, cán bộ, chiến sĩ bộ đội đặc công đã được vinh dự đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Đảng, Nhà nước, Quân đội đến xem bộ đội đặc công trình diễn kỹ thuật và công bố thành lập Binh chủng Đặc công.

Sự ra đời của Bộ đội Đặc công đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, tạo ra bước ngoặt mới trong lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Bộ Đội Đặc công Việt Nam.

Chủ tịch nước bày tỏ ấn tượng và khâm phục với những chiến công đặc biệt xuất sắc của các cựu chiến binh Đại đoàn 305 Dù - Đặc công.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch nước bày tỏ ấn tượng và khâm phục với những chiến công đặc biệt xuất sắc của các cựu chiến binh Đại đoàn 305 Dù - Đặc công, Công an nhân dân và chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, những người được rèn luyện thử thách trong khói lửa đấu tranh cách mạng và cuộc kháng chiến của dân tộc, đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, mặc dù nhiều cựu chiến binh đã tuổi cao, sức yếu, nhưng tinh thần, khí phách và truyền thống anh hùng của Đại đoàn 305 Dù - Đặc công mãi mãi còn đó, là niềm tự hào của con cháu và các thế hệ mai sau.

Chủ tịch nước mong rằng Ban Liên lạc cựu chiến binh Đại đoàn thời gian tới tiếp tục giữ gìn hình ảnh tốt đẹp của “Bộ Đội Cụ Hồ”, luôn là tấm gương sáng cho gia đình, con cháu noi theo; tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương ổn định, vững mạnh, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).