Chủ tịch nước tiếp tục chương trình làm việc tại Hoa Kỳ

Trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, sáng 15/11 theo giờ địa phương, tại thành phố San Francisco, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự buổi trao đổi chính sách tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ (CFR).

Đây là trung tâm nghiên cứu chính sách có uy tín hàng đầu của Hoa Kỳ với sự góp mặt của nhiều cựu chính trị gia, nhà nghiên cứu; tham gia phân tích sâu về các vấn đề quốc tế và tham vấn chính sách đối ngoại.

Phát biểu trước các học giả Hoa Kỳ, giới thiệu những nét chính về tình hình Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, qua gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Chủ tịch nước mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của các đối tác Hoa Kỳ đối với quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Trao đổi với các học giả CFR, trả lời câu hỏi về thỏa thuận tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong phát triển sản xuất chất bán dẫn, Chủ tịch nước đề nghị phía Hoa Kỳ cần sớm công nhận cơ chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của một phóng viên về vấn đề tầm quan trọng của người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ trong tiến trình thúc đẩy hợp tác hai nước, Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam luôn chào đón các doanh nghiệp người Mỹ gốc Việt. Trả lời câu hỏi của một học giả về sự phát triển của thương hiệu xe hơi Vinfast, Chủ tịch nước cho biết, đây là một cố gắng của doanh nghiệp Việt Nam trong thực hiện mục tiêu chung đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Liên quan đến câu hỏi về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, do đó Việt Nam đã nỗ lực, chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó với vấn đề này.

Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề mà Việt Nam cần có sự ủng hộ, giúp đỡ về quyết tâm chính trị, thông qua những hành động cụ thể của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là việc hỗ trợ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Chủ tịch nước cũng bày tỏ cảm ơn và mong muốn Chính phủ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực quan trọng này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực hiện hiệu quả và thực chất công cuộc cơ cấu lại nền kinh tế, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đây là chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương diễn ra sáng nay 8/1.

Chiều 8/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương thăm và làm việc tại Quân khu 7.

Khi kết thúc mô hình tổng cục, Bộ Công Thương sẽ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về UBND các tỉnh, thành phố quản lý, đồng thời kiến nghị thành lập các Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.

Kết luận Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tập thể Chính phủ cam kết nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng và trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025 với phương châm "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".

Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.