Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm CHDCND Lào
Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước CHDCND Lào theo lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith.
Đón Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại sân bay Wattay có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lào Khemmani Pholsena; Đô trưởng Viêng Chăn Atsaphangthong Siphandone; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Bounleua Phandanouvong; Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh; cùng một số lãnh đạo các đơn vị Bộ Ngoại giao Lào.
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng cùng cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Lào có mặt tại sân bay đón Chủ tịch nước và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Đại diện kiều bào và lưu học sinh Việt Nam tại Lào cùng đông đảo các cháu học sinh và người dân Lào cầm quốc kỳ hai nước chào mừng Chủ tịch nước và đoàn tại sân bay.
Việc Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Lào đầu tiên sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ cương vị mới là minh chứng cho chính sách nhất quán của Việt Nam luôn dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước; đồng thời khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với công cuộc đổi mới, bảo vệ và xây dựng đất nước Lào; qua đó tiếp tục vụn đắp sự tin cậy chiến lược giữa hai Đảng, hai nước.
Dự kiến trong thời gian thăm Lào, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ dự lễ đón chính thức, hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, cùng chứng kiến lễ ký văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Chủ tịch nước sẽ có các cuộc hội kiến Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Lào; tiếp Chủ tịch Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước và Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Lào - Việt Nam; thăm hỏi các vị nguyên lãnh đạo cấp cao của Lào; dự chiêu đãi chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào; thăm Đại sứ quán Việt Nam và gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Lào và một số hoạt động khác.
Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.
Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ" không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.
Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 ở sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hàng trăm loại vũ khí, khí tài hiện đại của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.
Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò là lực lượng quân đội anh hùng của dân tộc, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
0