Chưa có dấu hiệu lây nhiễm cúm A/H9N2 từ người sang người

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm cúm A/H9N2 từ người sang người, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng. Nguy cơ thành dịch rất thấp. Đối với ca mắc cúm A/H9N2 tại Tiền Giang, do có bệnh nền là xơ gan và tiểu đường nên có biến chứng nặng hơn và vẫn đang phải điều trị tích cực.

Đó là thông tin được ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông báo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh được tổ chức vào chiều 10/4.

TS.BS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Diễn biến sức khoẻ ca nhiễm cúm A/H9N2 đầu tiên tại Việt Nam

Bộ Y tế cho biết bệnh nhân mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta hiện đang tiếp tục điều trị tại phòng cách ly áp lực âm của Khoa hồi sức tích cực chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, với chẩn đoán theo dõi nhiễm trùng huyết từ viêm phổi, cúm A, nhiễm nấm xâm lấn, biến chứng suy hô hấp, xuất huyết phổi, xuất huyết ở bụng ổn, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương thận cấp, xơ gan do rượu, theo dõi u gan.

Kể từ khi bệnh nhân cách ly, điều trị tại bệnh viện đến nay, người tiếp xúc gần với bệnh nhân hiện có sức khỏe bình thường.

Theo ông Hoàng Minh Đức, từ năm 2015 đến nay ở khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận 98 trường hợp mắc cúm A/H9N2, bao gồm hai trường hợp tử vong, cả hai trường hợp tử vong này đều là các bệnh nhân có bệnh nền, trong đó 96 trường hợp bệnh được ghi nhận ở Trung Quốc và 2 trường hợp bệnh được nghi nhận tại Campuchia. Hầu hết các trường hợp mắc có triệu chứng nhẹ và vừa, 2 trường hợp tử vong là người có bệnh nền.

Đối với ca mắc cúm A/H9N2 tại Tiền Giang, ông Đức cho biết do có bệnh nền là xơ gan và tiểu đường nên có dấu hiệu triệu chứng nặng hơn.

Hiện bệnh nhân mắc cúm A/H9N2 vẫn đang điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Mai

Nguy cơ thành dịch rất thấp

"Cúm A/H9N2 là chủng độc lực có nguy cơ thấp, thường gây triệu chứng nhẹ và không gây bệnh trên gia cầm nên rất khó phát hiện. Đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm từ người sang người. Do đó chúng tôi khẳng định nguy cơ thành dịch rất thấp, tuy nhiên nguy cơ về số mắc là có vì với điều kiện thời tiết, giao thương buôn bán gia cầm, chim và động vật hoang dã di cư theo thời tiết", ông Đức nói.

Đồng thời, Cục trưởng Hoàng Minh Đức cũng nhấn mạnh Cục Y tế dự phòng và Cục Thú Y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã và đang phối hợp chặt chẽ trong xử lý các vấn đề về dịch bệnh trên người đó là khoanh vùng, xét nghiệm và xử lý môi trường ...

Hiện vẫn chưa có thông tin cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới về biến đổi gen và thay đổi độc lực và chưa có trường hợp nào xảy ra. Do đó, cộng đồng không nên quá hoang mang, lo sợ trước thông tin một ca mắc cúm A/H5N1 tử vong và cúm A/H9N2 ở nước ta thời gian qua. Tuy nhiên, người dân cũng không nên chủ quan, cần tuân thủ các khuyến cáo về phòng chống dịch cúm gia cầm lây sang người.

Tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh 

Về giải pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, theo ông Đức cần tập trung vào các giải pháp ngăn chặn lây nhiễm từ gia cầm sang người, chú trọng các đối tượng có nguy cơ cao. Tăng cường truyền thông các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người, chú trọng vào các đối tượng có sức đề kháng kém và có bệnh nền.

Cúm A/H9N2 là chủng độc lực có nguy cơ thấp, thường gây triệu chứng nhẹ và không gây bệnh trên gia cầm nên rất khó phát hiện.

Cùng đó, tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là tại các cơ sở điều trị và các khu vực nguy cơ cao để phát hiện sớm các trường hợp viêm phối nặng nghi do virus. Tiếp tục phối hợp với cơ quan thú y nhằm kịp thời nắm bắt các thông tin về dịch cúm trên gia cầm, đánh giá nguy cơ chung để có các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên người kịp thời và hiệu quả.

Bên cạnh đó, phối hợp với WHO, USCDC để cập nhật, chia sẻ tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên thế giới, theo dõi biến đổi gen của các chủng virus cúm gia cầm nhằm đánh giá và nhận định nguy cơ kịp thời./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.

Hôm qua (19/12), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp tục khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại điều trị hiếm muộn tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.