Chưa đủ điều kiện để khởi công cầu Tứ Liên,Trần Hưng Đạo

Đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định rằng Hà Nội chưa khởi công xây dựng cầu Tứ Liên và cầu Trần Hưng Đạo vào cuối năm 2024.

Gần đây, trên mạng xã hội và một số kênh thông tin đồng loạt đưa tin Hà Nội sẽ khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định: "Đây là thông tin không chính xác. Hiện cầu này cùng với cầu Trần Hưng Đạo mới đang ở những bước sơ khai, thông qua chủ trương đầu tư".

Sở Giao thông Vận tải thông tin, với tổng chiều dài khoảng 11,5 km, tổng mức đầu tư khoảng 22.000 tỷ đồng, cầu Tứ Liên trước đây được nghiên cứu xây dựng theo hình thức đối tác công tư PPP, loại hợp đồng EPC+F. Song, mô hình này hoàn toàn mới, chưa xác định trong luật PPP nên khó triển khai. Đầu tháng 9 vừa qua, UBND thành phố mới có thông báo giao lại cho Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu, tham mưu chuyển dự án này sang đầu tư công.

Cầu Tứ Liên nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô.

Do nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, việc thi công công trình đặt ra nhiều vấn đề khó, đòi hỏi phải khảo sát kỹ lưỡng. Ông Phan Trường Thành, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính – Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho hay: "Phương án kết nối phía Đông Anh đến bây giờ tạm ổn, tuy nhiên phương án kết nối phía bờ hữu sông Hồng là cả một vấn đề lớn vì liên quan đến đảm bảo cả trục dọc sông Hồng, khối lượng giải phóng mặt bằng, lượng dân bị tác động ảnh hưởng. Do vậy, khi chủ trương đầu tư được thông qua, việc triển khai phương án kỹ thuật cụ thể trong giai đoạn thiết kế cơ sở cũng như sau thiết kế cơ sở cũng là một bài toán đặt ra đối với các cơ quan chuyên môn".

Cầu Tứ Liên nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh, là một trong 22 cây cầu bắc qua sông Hồng theo quy hoạch. Đây là công trình giao thông quan trọng nằm trong Chương trình 03 của Thành ủy Hà Nội về "chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025".

Hà Nội đang cùng lúc triển khai nhiều dự án lớn bắc qua sông Hồng như cầu Mễ Sở, Hồng Hà, Vân Phúc, Ngọc Hồi, Thượng Cát. Để tận dụng hiệu quả nguồn vốn, sẽ ưu tiên triển khai dự án nào hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư trước. Đặc biệt sau bão Yagi, thành phố đang phải tập trung xử lý một loạt công trình cầu yếu, cầu tạm. Do đó, những dự án khác như cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, khâu chuẩn bị đầu tư chưa xong, việc xây mới những cây cầu này phải có lộ trình tính toán kỹ vì cần cân đối nguồn vốn ngân sách và tránh đầu tư dàn trải.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức lập lại trật tự đô thị trên vỉa hè, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các vi phạm lại tái diễn, vỉa hè bị người bán hàng chiếm dụng theo nhiều hình thức khác nhau khiến người đi bộ lại phải tràn xuống lòng đường.

Liên Chi hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 Nam sông Hồng thành phố Hà Nội (trực thuộc Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972) vừa tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029.

Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc - năm 1954, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình Tập kết ra Bắc với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm cầu: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa vào tối 16/11.

Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Tối 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã dự và phát biểu.

Sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao, đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã tham gia “Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh”.