Chùa Trầm - Nơi Bác Hồ về thăm

Chùa Trầm không chỉ có danh lam thắng cảnh, những công trình kiến trúc lịch sử mà chùa Trầm – Long Tiên Tự, chùa Vô Vi – Vô Vi Tự còn là nơi được vinh dự đón Bác Hồ về thăm.

Khu di tích lịch sử và thắng cảnh chùa Trầm ở khu vực núi Trầm, thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km về phía Tây. Núi Trầm cao hơn 400m, có chu vi khoảng 8.000m. Nơi đây không chỉ có danh lam thắng cảnh, những công trình kiến trúc lịch sử mà chùa Trầm – Long Tiên Tự, chùa Vô Vi – Vô Vi Tự còn là địa điểm Bác Hồ về thăm.

Công trình kiến trúc lịch sử mà chùa Trầm – Long Tiên Tự, chùa Vô Vi – Vô Vi Tự còn là địa điểm Bác Hồ về thăm.

Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí miêu tả: “Giữa đất bằng nổi vọt lên mấy ngọn núi đá cao chót vót, dưới có động, trên có chùa Vô Vi, được xây dựng năm 968, núi nước quanh nhau. Xưa, vua Lê dựng hành cung ở đây, đào hồ ở ven núi để tiện đi thuyền, vì thể gọi là Long Châu”. Trên núi, còn dấu tích của những ngôi chùa cổ và trong lòng núi có những hang động to, rộng. Bên ngoài có dòng suối ngự uốn lượn quanh tạo nên cảnh sơn thuỷ hữu tình.

Hang Trầm hay còn gọi là Long Tiên Động là khu vực có nhiều thắng cảnh và công trình xây dựng nhất. 

Các cụ ở thôn Long Châu kể lại, theo truyền thuyết, từ thời thượng cổ có một ngôi sao sáng đẹp nhất thiên đình có tên là Tử Vi Tinh, nghĩa là con trời, tự nhiên rơi xuống trần gian rồi hoá thành dãy núi đá, gọi là Tử Trầm Sơn. Dãy núi đá này gồm 5 đỉnh lớn như con phượng hoàng khổng lổ nhô đầu lên, vì vậy, còn được gọi là Ngũ Nhạc Sơn. Đến thời Lý, Ngũ Nhạc Sơn được đổi tên lại theo truyền thuyết gọi là Tử Trầm Sơn.

Khu vực chùa Trầm (Long Tiên tự) và hang Trầm hay còn gọi là Long Tiên Động là khu vực có nhiều thắng cảnh và công trình xây dựng nhất. Long Tiên Tự được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng, cao ráo, chùa được xây dựng thời Cảnh Trị năm 1662 – 1670, gần cửa hang, sau chuyển về vị trí hiện nay.

Nơi thừa tự chùa Trầm - Chương Mỹ - Hà Nội.

Phía phải chùa là hồ sen, phía trái chùa là sườn núi đá, làm cho thế đất chùa có núi, có nước đúng là cảnh sơn thuỷ hữu tình. Chùa Trầm có nhiều tượng quý, bộ cửa chùa chạm lộng, gian giữa chạm rồng mây, gian bên chạm phượng múa. Kèo chùa theo kiểu chồng giường, giả chiêng, xà nách, hiên bẩy.

Long Tiên Động ở phía ngoài có cây to che kín một sườn núi, người xưa tưởng tượng ra hình dáng một con rồng ngậm ngọc chân châu. Xưa kia, vua Lê đã cho tạc 48 pho tượng đá đặt rất nhiều nơi trong hang. Tượng ở đây đủ loại và rất đẹp. Có thể nói, hang Trầm là một bảo tàng nhỏ của tượng thời Lê. Trước bàn thờ Phật trong hang, có một cây Hương đá cổ, chạm khắc rất tinh vi, được tạc từ năm Chính Hoà 17 (1696). Người xưa đã đúc một chuông đồng to, tạc một khánh đá lớn, treo ở vách hang, phía trong còn có trồng đá.

Mé tay phải cửa hang, Đài tiếng nói Việt Nam đã xây dựng đài kỷ niệm. Thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, cuối năm 1946, đài đã dỡ máy móc tại Đài Bạch Mai (Hà Nội) đem về lắp đặt trong hang, hàng ngày đưa làn sóng “Tiếng nói Việt Nam” đến cùng đồng bào trong nước và bạn bè năm châu. Tại đây, vào đúng giờ giao thừa, tết Đinh Hợi 1947, Bác Hồ đã đọc lời chúc Tết đồng bào cả nước và kiều bào nước ngoài.

Trở ra cửa Động Long Tiên, đối mặt với chùa là đền “Mẫu Thượng”. Trong đền Mẫu Thượng thờ Nhiều “Thánh Mẫu”. Đền thờ Thánh Mẫu nằm cheo leo ở vách núi trong Hồ sen, trông ra tay phải là núi Bút, núi Cung, Dưới chân đền Mẫu Thượng là Hồ bán nguyệt. Trên lưng chừng núi có nhiều tháp cổ, leo qua các tháp, ngược lên hàng trăm mét đến hòn Thiềm Thừ Vọng Nguyệt tức là hòn Cóc trông trăng.

Đi theo chân núi ta gặp Quan Âm Viện, Quan Âm Viện là nơi xưa kia Chúa Trịnh cho xây dựng từ thời Lê Hy Tông (1676-1705) để các tăng ni, Phật tử đến nghe giảng kinh, tụng niệm. Quan Âm Viện nay đã đổ nát chỉ còn lại một bia vuông cổ và một ngôi nhà mới sửa sang lại.

Theo chân núi lớn là đến chùa Vô Vi. Núi Trạo tức núi Vô Vi tách ra khỏi núi Trầm khoảng 200 m. Thời Đinh, một vị tướng quân về đây ở ẩn làm chùa, đến thời Tiền Lê (980-1004) chùa được xây dựng ở chân núi Trạo có tên là Phúc Trù Tự. Đời Trần, chùa được xây dựng ở lưng chừng núi và gọi là Trai Linh Tự. Đến năm Lê Hồng Thuận thứ 6 (1514) chùa được xây trên đỉnh núi và có tên Vô Vi tự như ngày nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phát triển du lịch cộng đồng qua các mô hình không gian sáng tạo là cách làm du lịch mới và được triển khai khá hiệu quả ở làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Hiện nay, làng Đường Lâm ngày càng thu hút đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm, nhất là vào những dịp lễ.

Ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" là tiếng reo thể hiện niềm vui tột cùng của nhân dân ta trước chiến thắng vĩ đại. Hình ảnh đất nước rực rỡ cờ hoa, con người hân hoan chào đón ngày thống nhất đã được thể hiện vô cùng sống động qua những ca từ giản dị chứa đựng những cảm xúc vui mừng trong sự vinh quang, tự hào khi đất nước độc lập, thống nhất.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1132 về việc phê duyệt Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024”.

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, nhân dân Thủ đô và du khách có thêm một điểm đến để thư giãn, giải trí ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Đêm làng cổ là sự kiện văn hoá cộng đồng diễn ra tại cổng làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây.

Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, thị xã Sa Pa (Lào Cai) tổ chức Lễ hội Hoa hồng Fansipan với chủ đề Triệu đóa hồng tình yêu. Lễ hội hoa hồng tại Sa Pa từ lâu đã trở thành điểm hẹn lý tưởng vào mỗi mùa hè cho du khách bốn phương đến thưởng ngoạn vẻ đẹp của hàng triệu bông hoa hồng xinh đẹp và có những trải nghiệm tuyệt vời tại Sa Pa.

Để khơi dậy tình yêu với sách, lan tỏa văn hóa đọc, nhiều tổ chức, cá nhân đang nỗ lực xây dựng những tủ sách, thư viện cộng đồng ngay tại các khu dân cư, tổ dân phố. Hoạt động này đang dần trở thành phong trào, thu hút đông đảo người dân tham gia, bởi đó không chỉ là nơi giao lưu của những người yêu sách mà còn giúp cộng đồng thêm gắn kết.