Chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo như thế nào?

Lễ cúng ông Công, ông Táo là một trong những nét đẹp văn hóa ngày Tết của người Việt. Ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm người Việt lại chuẩn bị mua sắm lễ vật, chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo và phóng sinh cá chép để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Với một mong muốn cuộc sống cả năm sẽ sung túc, do đó mâm lễ đều rất trang trọng và chu đáo.

Không ai biết chính xác tục lệ cúng ông Công, ông Táo có từ bao giờ chỉ biết rằng nó tồn tại từ rất lâu và được lưu truyền từ xa xưa. Và tục lệ này đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam qua nhiều thế hệ và trở thành một nét đẹp trong văn hóa ngày Tết.

Theo tín ngưỡng dân gian, Táo quân là người cai quản bếp lửa và nắm rõ mọi chuyện trong nhà nên mọi người thường làm lễ tiễn ông Táo về chầu trời rất trang trọng. Để Táo quân báo cáo với Ngọc hoàng chuyện hạ giới được đủ đầy, mỗi gia đình cần chuẩn bị mâm cỗ cúng chu đáo và đẹp mắt. Mâm cỗ không cần cầu kỳ nhưng phải trang trọng, chu đáo thể hiện được tấm lòng của gia chủ.

Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

- Mũ ông Công ông Táo ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các Táo ông có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này có gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công ông Táo thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

- Hia ông Táo, một ít vàng mã tượng trưng.

Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công ông Táo thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

- Lễ vật khác: 01 đĩa hoa quả, 01 ấm trà sen, 03 chén rượu, 01 quả bưởi, 01 quả cau, lá trầu, 01 lọ hoa cúc.

Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia... sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo công.

Những đồ vàng mã

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn Táo quân. Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm: 01 đĩa gạo, 01 đĩa muối, 03 chén rượu, thịt heo luộc, gà luộc hoặc quay, đĩa rau xào, hành muối, xôi gấc, giò heo, canh mọc, cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng), trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,... 01 tập giấy tiền, vàng mã, 01 lọ hoa cúc, 01 lọ hoa đào nhỏ.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình. Nếu gia đình nào không có điều kiện, chỉ cần làm mâm cúng đơn giản ba món là đã được. Đặc biệt, mâm cúng ông Táo ở ba miền đều có đặc trưng riêng. Ngoài ra, nơi đặt mâm cỗ cúng ông Táo cũng rất quan trọng, cần được đặt trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo riêng để bày tỏ lòng thành kính.

Quá trình cúng ông Công, ông Táo phải được làm trước thời điểm ông Táo cưỡi cá chép về trời tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Vậy nên tùy theo điều kiện, từng gia đình có thể cúng trước đó, cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp (tức 20 tháng 12 dương lịch) đến 23 tháng Chạp.

Trong mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo nhất định phải có cá chép. Nhiều vùng miền còn cúng cá chép sống với ý nghĩa “cá chép hóa rồng” để đưa các ông Táo về thiên đình. Cá chép sẽ được phóng sinh, thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng. Nếu không có thời gian cũng như điều kiện mua cá sống, các gia đình có thể hóa cá chép giấy cùng với vàng mã và các loại tiền âm phủ. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu trời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, trong phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành cho ý kiến và thông qua Quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Qua thảo luận, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao cần thiết, cấp bách phải trình Quốc hội thông qua.

Bộ trang phục của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow “Ngày em thắp sao trời” tối 4/5 tại TP HCM đã gây tranh cãi trong dư luận. Tới đây, liveshow này sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 18/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã yêu cầu đơn vị tổ chức và phía Đàm Vĩnh Hưng cam kết các vấn đề liên quan đến trang phục đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Những ngày này, đến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, người dân và du khách sẽ có dịp hiểu rõ hơn những giá trị của danh thắng nổi tiếng này dưới góc nhìn của các Nghệ sĩ nhiếp ảnh qua triển lãm “Còn mãi với thời gian”.

Tại thành phố Hải Phòng, Lễ hội Hoa phượng đỏ 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa và đặc sắc.

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.