Chuẩn bị nhân lực cho dự án đường sắt tốc độ cao

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là siêu dự án có quy mô đặc biệt lớn, bắt buộc phải có nguồn nhân lực chất lượng chất lượng cao. Bộ Giao thông Vận tải đã giao các đơn vị lập đề án riêng về đào tạo nguồn nhân lực kèm theo đề án của dự án.

Trường Cao đẳng Đường sắt là một trong những đơn vị tiên phong tổ chức các khóa đào tạo từ trung cấp đến cao đẳng, phối hợp các lớp đào tạo kỹ sư đường sắt. Những khóa chuyên ngành sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước có nguồn nhân lực chất lượng, chuyên sâu về lĩnh vực đường sắt.

Ngoài việc tự nghiên cứu, học hỏi nâng cao trình độ, các giảng viên trong Trường còn được cử đi đào tạo nâng cao tại  các Trường Đại học, Cao đẳng ở nước ngoài của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Thêm vào đó là các khóa bồi dưỡng, nâng cao phương pháp dạy học chuyên ngành chất lượng cao về công trình xây dựng, hệ thống thông tin tín hiệu, lái tàu đường sắt....

Theo tính toán, để vận hành tuyến đường sắt tốc độ cao thì cần tới gần 14.000 nhân lực. Vì vậy, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã chủ động liên doanh với các nước có nền công nghiệp đường sắt phát triển, cử nhân lực học tập và hợp tác xây dựng các mô hình tổ chức cũng như cơ sở vật chất để sẵn sàng tiếp nhận các khâu quản lý, khai thác, vận hành.

Ngành đường sắt sẽ tận dụng, phát huy lợi thế và nâng cao chất lượng trên cơ sở đã có hai nhà máy xe lửa Gia Lâm và Dĩ An với tỉ lệ nội địa hóa với đường sắt hiện hữu lên tới 70-80%.

Hiện, với khoảng 2.000 doanh nghiệp xây dựng trên cả nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu trên 1.000 tỷ đồng, đều từng tham gia nhiều dự án xây dựng hạ tầng trọng điểm quốc gia, là bề dày kinh nghiệm đáng kể cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Bộ Giao thông vận tải đã giao các đơn vị lập đề án riêng về đào tạo nguồn nhân lực kèm theo đề án của dự án. Với công nghệ hiện đại, kỹ thuật phức tạp thì việc để dự án này hoàn thành đúng tiến độ là một thách thức rất lớn. Song nếu vận hành tốt thì sẽ  nhanh chóng làm tăng hiệu quả kinh tế, xã hội, tạo động lực để Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.