Chung cư cũ, giá ảo, giao dịch ảo

Như Đài Hà Nội đã phản ánh liên tiếp trong những ngày gần đây, chung cư mới tại Hà Nội đang bị đẩy giá ảo. Việc này đã kéo theo giá chung cư cũ cũng bắt đầu tăng phi lý. Các chuyên gia lo ngại sẽ lại có một đợt bong bóng bất động sản mà nếu người dân không tỉnh táo sẽ dễ dàng bị cuốn vào.

Nhiều ngày nay, chủ một căn hộ chung cư ở khu vực Nam Từ Liêm nhận được rất nhiều cuộc gọi hỏi mua với giá cao đáng ngờ. Mặc dù khu đô thị này đã đi vào sử dụng hơn 18 năm nay, nhưng môi giới đã đưa ra mức giá 45 triệu đồng/m2 với căn hộ tại đây. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi chủ hộ thông báo đồng ý bán, thì cả tuần nay, không thấy bóng khách mua.

Vậy sự thật ở đây là gì? Và ai là người hưởng lợi? Đến hết năm 2023, Hà Nội vẫn còn tồn kho khoảng 27.500 căn chung cư, trong đó: Căn hộ trung - cao cấp chiếm 85%; Căn hộ sơ cấp chiếm 9%. Như vậy nguồn cung đang dư thừa tới vài chục ngàn căn hộ. Đồng nghĩa với việc không có chuyện thiếu nguồn cung nhà ở. Mà thực tế ở đây chỉ là thiếu nguồn cung nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội.

Các chuyên gia lo ngại sẽ lại có một đợt bong bóng bất động sản mà nếu người dân không tỉnh táo sẽ dễ dàng bị cuốn vào.

Dễ thấy, chiêu thức đang được môi giới bất động sản áp dụng là tạo thông tin ảo về thị trường khiến nhiều người nghĩ rằng thị trường bất động sản đang rất sôi động. Từ đó, nhiều người sẽ quyết định mua nhà vì lo sợ không có hàng trong khi giá thì chỉ có tăng chứ không có giảm. Từ đó, sẽ đẩy được một lượng lớn hàng tồn kho của những người đầu cơ đang nằm im bất động.

Ông Bùi Ngọc Sơn - Chuyên gia kinh tế cho hay: "Làm gì có một thị trường bất động sản nào mà vừa năm ngoái chúng ta chứng kiến cảnh tượng mang sổ đỏ ra vỉa hè bán không ai mua, mà đến bây giờ tất cả giá lên cao nhất thế giới được. Không có. Đấy là rõ ràng có thể khẳng định 100% là hoạt động của thao túng, đầu cơ, và thổi giá lên".

Rõ ràng là cả giá và giao dịch trên thị trường bất động sản đang là ảo và không đúng với giá trị thực. Do vậy người dân nên tỉnh táo, không mua nhà vào thời điểm này, tránh vô tình tiếp tay cho một bộ phận môi giới và nhà đầu cơ lũng đoạn thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

320 khách hàng với 1.500 hồ sơ tham gia đấu giá 34 thửa đất ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Qua 9 tiếng căng thẳng, hiện cuộc đấu giá mới bước vào vòng 8.

Sáng nay, 24/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói" với chủ đề "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường".

Chiều 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Ngày 23/11, chỉ có 10/23 lô đất ở xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai được đấu giá thành công. Trải qua 10 vòng đấu, thửa được trả giá cao nhất là 75,3 triệu đồng/m², thấp nhất 55,3 triệu đồng/m².

Chiều 23/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội” với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Cụ thể hóa Luật Kinh doanh bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp dành cho các cá nhân, tổ chức.