Chung cư tăng giá ảo, người dân bao giờ mới có nhà?

Chung cư tăng giá kéo dài 20 quý liên tiếp. Đến thời điểm này, giá chung cư tăng tới mức được cho là giá ảo, bởi không tương xứng với giá trị thực. Hơn nữa, giá cứ tăng nhưng lượng giao dịch lại rất ít. Điều này khiến cho thị trường bất động sản tiếp tục trở nên thiếu minh bạch và không ổn định.

Theo ghi nhận, tại khu vực Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, nhiều chung cư tại đây đã có tuổi đời khoảng 20 năm. Tuy nhiên, giá bán vẫn tiếp tục tăng cao. Trong khoảng thời gian trước, giá chung cư tại đây vào khoảng 30tr/m2, nhưng đến thời điểm này mức giá đã tăng lên trung bình khoảng 45tr/m2.

Không chỉ riêng khu vực này, theo thống kê, hầu hết các chung cư trên địa bàn Hà Nội đang có mức độ tăng giá chóng mặt. Trung bình trong hai tháng đầu năm nay, giá chung cư đã tăng 17% so với cùng kỳ 2023. Trong danh sách chung cư có giá rao bán tăng mạnh, Royal City, The Pride, Sun Grand City có giá tăng 33%, Mipec Rubik 360 và Vinhomes West Point tăng 28%, Chung cư Đại Thanh tăng 27%, Seasons Avenue tăng 26%.

Thông thường khi nghe đến giá nhà tăng cao, thì nhiều người sẽ hình dung ra việc do nhiều người đi mua nên giá tăng theo tâm lí đám đông. Nhưng trên thực tế, theo ghi nhận thì rất nhiều căn chung cư được rao bán cả tháng nay nhưng vẫn không có khách hỏi.

Trao đổi với một môi giới, nhận được câu trả lời: Căn hộ ở Mỹ Đình đang có mức giá 4,1 tỷ cho căn ba phòng ngủ. Đăng bán từ trước Tết, có một số người hỏi nhưng chưa chốt được. Thời điểm này tăng hơn so với trước Tết, nếu không mua nhanh thì tháng sau còn tăng tiếp.

Chung cư tăng giá 'ảo', người dân bao giờ mới có nhà?

Tuy nhiên theo tìm hiểu, tại một số dự án, môi giới đã dùng chiêu trò thông tin liên tục về số lượng lớn khách hàng đặt chỗ mua căn hộ, đồng thời tung ra các lời mời chào hấp dẫn về ưu đãi và chiết khấu đối với khách hàng đặt chỗ sớm, không nhanh chân sẽ hết cơ hội. Điều này tạo nên hiệu ứng tâm lý đám đông và khiến thị trường có những cơn “sốt” ảo.

Vậy nguyên nhân do đâu mà chung cư lại có mức giá ảo như vậy? Được biết, hiện có 5 nhóm vấn đề lớn, gồm vướng mắc về định giá đất, vướng mắc về tính đồng bộ của quy hoạch, vướng mắc về gia hạn đầu tư, vướng mắc liên quan đến pháp luật nhà ở và vướng mắc về nguồn vốn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng trăm dự án tại Hà Nội đang tạm trì hoãn, chưa triển khai. Hơn nữa, trên thực tế, giá vật liệu xây dựng không tăng. Tuy nhiên, khi đưa vào thị trường, các căn hộ lại có nhiều giá bán như giá trần, giá làm hàng, giá chênh… từ đó tạo ra một thị trường không chuyên nghiệp, thiếu minh bạch.

Để giảm thiểu tình trạng giá nhà cao một cách bất hợp lý, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các doanh nghiệp BĐS phải giảm giá nhà, giảm bớt lợi nhuận để đồng hành cùng Chính phủ trong công cuộc bình ổn lại thị trường BĐS. Đặc biệt, đối với phân khúc nhà giá rẻ, nhà cho người có thu nhập thấp, Nhà nước đang tập trung triển khai một cách quyết liệt. Minh chứng cho điều đó là từ đầu năm đến nay, Chính phủ liên tiếp có các cuộc họp tháo gỡ khó khăn đối với nhà ở xã hội, để tiến tới mục tiêu xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội. Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh ban hành các Nghị định, Văn bản dưới luật nhằm gỡ vướng vấn đề pháp lý. Đặc biệt là việc đề xuất đưa các luật mới thực thi sớm hơn dự kiến.

Với những động thái quyết liệt tháo gỡ của Chính phủ, trong năm 2024, dự báo thị trường Hà Nội sẽ đón nhận thêm khoảng 12.100 căn hộ mới. Riêng phân khúc nhà ở xã hội, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành 1.200 căn. Như vậy nguồn cung sẽ dần cải thiện trong tương lai và giá nhà theo đó có sẽ hạ nhiệt. Tuy nhiên thời điểm này, thị trường vẫn đang trong tình trạng giá ảo, những ai có ý định mua nhà nên tạm thời trì hoãn, tránh thiệt hại không đáng có.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để triển khai Luật Đất đai kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thi hành với những nội dung cụ thể.

UBND Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các quận, huyện đẩy nhanh công tác quy hoạch để có cơ sở xác định hệ số K (hệ số bồi thường), lựa chọn chủ đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ.

Trước tình trạng giá chung cư, nhà đất liên tục tăng phi lý trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đang triển khai nhiều biện pháp quản lý nhằm lành mạnh hóa thị trường bất động sản.

Báo cáo của Bộ Xây dựng về tình hình phát triển nhà ở xã hội quý I/2024 cho thấy cả nước có 13 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô hơn 16 nghìn căn. Trong đó, đã có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.

Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, giá thuê văn phòng dự kiến tiếp tục tăng trong trung và dài hạn. Vì vậy, khách thuê cần có một chiến lược dài hạn về nơi làm việc, dù là thuê mới, di dời, mở rộng văn phòng hoặc thậm chí đầu tư vào tòa nhà của riêng họ.

Luật Đất đai 2024 đã điều chỉnh theo hướng mở về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất cho kiều bào. Khi Luật chính thức có hiệu lực, Việt kiều sẽ được mua nhà, có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất như công dân trong nước.