Chứng khoán lao dốc, nhà đầu tư đua nhau bán tháo

Ngày 10/11, giới đầu tư chứng khoán lại chứng kiến phiên giao dịch buồn khi áp lực bán xuất hiện ngay từ đầu phiên cả sáng và chiều, ngày càng lan rộng khiến thị trường chứng khoán (TTCK) ngập trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index lao dốc tới 38,35 điểm.

Càng về cuối phiên chiều 10/11, số cổ phiếu giảm điểm tăng mạnh đã kích hoạt làn sóng bán tháo trên toàn thị trường.

Theo đó , VN-Index lao dốc tới 38,35 với hơn 300 mã chứng khoán giảm sàn, thậm chí nhiều cổ phiếu mất thanh khoản do không có lệnh mua đối ứng, giảm sâu nhất kể từ đầu tháng 11/2022. Lần gần nhất, phiên ngày 21/10, chỉ số VN-Index đã giảm 38,63 điểm về mức 947,24 điểm.

Đầu phiên chiều 10/11, có thời điểm chỉ số VN-Index mất tới gần 50 điểm, với hơn 4% giá trị thị trường, sau đó có phục hồi nhẹ nhưng vẫn giảm tới 3,89% trong ngày.

Trong phiên chiều 10/11, đóng góp lớn nhất vào đà giảm của chỉ số là các mã cổ phiếu MSN -2,12 điểm; CTG -2,03 điểm; VPB -2 điểm; BID -1,82 điểm, NVL -1,62 điểm…Trong rổ VN30, có tới 29 mã giảm và 1 mã tham chiếu (SAB). Theo đó có một số mã giảm kịch biên độ gồm: PDR, VPB, GVR, CTG, HPG, MSN, MWG, NVL, MBB, STB và SSI...

Hầu hết nhóm ngành khác cũng trong trạng thái bán quyết liệt về giá thấp nhất như thép, phân bón, hóa chất, thủy sản, dệt may, năng lượng, bán lẻ, chứng khoán, nông nghiệp, đầu cơ...

Áp lực xả hàng cũng khiến cho HNX Index và UPCoM Index ghi nhận phiên giảm điểm kinh hoàng. Cụ thể: HNX Index kết phiên giảm 9 điểm (4,47%), còn UPCoM Index giảm 3,41 điểm (4,72%).

Tới phiên chiều 10/11, đà bán tháo vẫn lan rộng khiến các chỉ số lao dốc mạnh.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/11, VN-Index dừng gần mức 947 điểm, giảm hơn 38,3 điểm, HNX-Index cũng giảm 9 điểm xuống còn 192,4 điểm. Upcom-Index giảm 3,4 điểm về mốc 68,8 điểm.

Thanh khoản tiếp tục đi ngang với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương đương với gần 800 triệu cổ phiếu được giao dịch.

Sắc đỏ và xanh lơ phủ kín sàn với 303 mã giảm sàn và 432 mã giảm điểm. Trong khi đó, chỉ có hơn 100 mã tăng giá.

Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như: MSN, HPG, GVR, VPB, CTG, NVL… đều giảm sàn.

Nhóm giảm mạnh nhất là chứng khoán với 24/25 mã giảm, 16 mã sàn. Các ông lớn trong nhóm như SSI, HCM, VCI, VND, MBS, SHS… đi đều trong sắc sàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay (9/5), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.265 VND, tăng 16 đồng so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá bán USD sát mức trần quy định và ngấp nghé mức đỉnh đã được thiết lập ngày 23/4.

Tính đến trưa ngày 9/5, giá vàng SJC tiếp tục lập đỉnh mới, đã vượt mốc 88 triệu đồng/ lượng bán ra.

Giá vàng các thương hiệu trong nước hôm nay được điều chỉnh nhẹ và duy trì quanh mức 87 triệu đồng/lượng.

Ngày 8/5, sự kiện "Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024" với chủ đề "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số" được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức.

Sau thời gian dài hạ lãi suất, tháng qua, gần 20 ngân hàng đã nâng lãi suất tiền gửi. Động thái tăng lãi suất của nhiều ngân hàng đang là tâm điểm đáng chú ý trên thị trường tiền tệ và điều đặc biệt là làn sóng này đang lan rộng ra nhiều ngân hàng chứ không chỉ ở một vài ngân hàng.

Sau khi tăng mạnh sáng qua, tới cuối giờ chiều cùng ngày, giá vàng SJC lại lập đỉnh mốc mới là 87,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.