Chứng minh nhân dân chỉ còn hiệu lực đến cuối năm 2024

Căn cứ theo Luật Căn cước (có hiệu lực từ 01/7/2024), chứng minh nhân dân còn thời hạn sẽ chỉ có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. .

Đây là một trong 10 điểm mới của Luật Căn cước (Số 26/2023/QH15, có hiệu lực từ 1/7/2024) được Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) thông tin cho báo chí vào trưa ngày 1/4/2024. Cụ thể:

Thứ nhất, chính thức đổi tên Căn cước công dân thành Căn cước, theo quy định tại Điều 3 của Luật này.

Thứ hai, về giá trị sử dụng của căn cước công dân, chứng minh nhân dân đã được cấp (Điều 46):

- Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày 1/7/2024 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ. Công dân, khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước;

- Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024;

- Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.

Thứ ba, chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng sẽ có giá trị đến hết ngày 31/12/2024.

Thứ tư, loại bỏ thông tin về quê quán và vân tay trên thẻ căn cước (Điều 18). Thẻ căn cước mới đã bỏ thông tin quê quán, nơi thường trú, vân tay, đặc điểm nhận dạng, thay vào bằng thông tin nơi đăng ký khai sinh và nơi cư trú.

Thứ năm, mở rộng đối tượng được cấp thẻ căn cước (Điều 18 và Điều 19) tới công dân Việt Nam dưới 14 tuổi (cấp thẻ căn cước theo nhu cầu) và công dân Việt Nam không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, nếu được cập nhật thông tin nơi ở hiện tại vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Luật Căn cước được thông qua tại Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ sáu ngày 27/11/2023

Thứ sáu, cấp thẻ căn cước cho người dưới 6 tuổi (Điều 23). Trong đó, người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 6 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Không thu nhận thông tin nhận dạng và sinh trắc học đối với người dưới 6 tuổi.

Thứ bảy, bổ sung quy định cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch (Điều 3 và Điều 30). Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam, chưa xác định được quốc tịch, đang sinh sống tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên. Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

Thứ tám, bổ sung quy định cấp căn cước điện tử (Điều 31 và Điều 33). Mỗi công dân Việt Nam được cấp 1 căn cước điện tử. Căn cước điện tử của công dân được cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an tạo lập ngay sau khi công dân hoàn thành thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (VNeID). Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

Thứ chín, bổ sung quy định thu thập thông tin sinh trắc học (Điều 16 và Điều 23). Thu nhận thông tin sinh trắc học mống mắt đối với công dân từ đủ 6 tuổi trở lên khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện.

Thứ mười, điều 22 của luật quy định về thông tin tích hợp vào thẻ căn cước gồm: thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Người dân đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp thẻ căn cước. Việc sử dụng thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

6 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế tới Việt Nam ước đạt 38,1 triệu lượt, tăng 6,7% so với cùng kỳ 2023.

Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường được sử dụng tại các trung tâm thương mại, siêu thị thay thế cho túi nilon khó phân hủy.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay, 4/7, nhiều mây, sáng và đêm có mưa rào, dông, lốc, sét và gió mạnh.

Hà Nội đặt mục tiêu năm 2024 vận hành và khai thác gần 600 km đường sắt đô thị. Theo tính toán, kinh phí đầu tư cho đề án này khoảng 55 tỷ USD.

Ở một số địa bàn tại Hà Nội, tình trạng đỗ ô tô, bán hàng rong ngay tại điểm dừng xe buýt diễn ra khá phổ biến. Nhưng bức xúc nhất vẫn là việc tập kết rác thải gây ô nhiễm môi trường và làm xấu cảnh quan đô thị.

Trong suốt hơn nửa tháng qua Euro 2024 diễn ra và đã đi đến vòng tứ kết, cũng là ngần ấy ngày không ít người tự nguyện đổi lịch sinh hoạt hằng ngày "theo múi giờ châu Âu" để thức cùng trái bóng tròn và theo đó là không ít niềm vui, nỗi buồn quanh trái bóng.