Chung sức chăm lo cho người dân vùng ngập lụt Mỹ Đức

Sáng nay 16/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã tới thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân và học sinh các xã trên địa bàn huyện Mỹ Đức bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.

Trực tiếp kiểm tra tại xã An Phú, địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão số 3.  Đến thời điểm này, 5 trường học trên địa bàn huyện Mỹ Đức vẫn bị ngập sâu, phải cho học sinh nghỉ học, đó là các trường: Mầm non An Phú A, Mầm non An Phú B, Tiểu học An Phú, Tiểu học và mầm non Hợp Tiến B.

Bão số 3 kèm theo mưa lớn kết hợp lũ rừng ngang đổ về khiến gần 3.000 ha lúa, 360ha hoa màu trên địa bàn huyện Mỹ Đức bị thiệt hại; tràn gần 140ha nuôi trồng thủy sản. Lũ trên sông và lũ rừng ngang làm hơn 3.400 hộ dân sinh sống trong vùng trũng, ven sông, ngoài đê bị nước tràn vào nhà, gần 2.000 hộ dân phải sơ tán đến nơi an toàn, trong đó có 600 hộ dân với 2.500 người của xã An Phú.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trực tiếp kiểm tra tại xã An Phú, địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão số 3.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trực tiếp kiểm tra tại xã An Phú, địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão số 3.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận, đánh giá cao sự chủ động của huyện Mỹ Đức và các xã kịp thời huy động lực lượng, phương tiện, vật tư chống tràn các tuyến đê, hỗ trợ di chuyển tài sản đến nơi an toàn. Huyện Mỹ Đức đã huy động các nguồn lực chăm lo đời sống người dân bị ngập úng, sơ tán.

Thăm, tặng quà động viên người dân và 100 em học sinh vùng úng ngập ở các xã: Hợp Thanh, Hợp Tiến, An Phú, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị cấp ủy, chính quyền huyện, các địa phương cần tiếp tục theo dõi sát sao, kịp thời hỗ trợ giúp nhân dân khôi phục sản xuất, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường và sinh kế sau lũ; tiếp tục quan tâm, thực hiện đầy đủ các chính sách cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế, qua đó, giúp các hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.

Chiều ngày 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá của Chủ tịch nước. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp.

Tình huống giao thông xảy ra vào ngày 16/9 trên cầu Đồng Nai được ghi lại bởi ô tô đi phía sau, chiếc xe container đã chuyển làn bất cẩn, đâm vào hông sau và đẩy ô tô con đi một đoạn.