Chung tay tái thiết trường lớp, nâng bước em tới trường

Chương trình cùng chung tay tái thiết trường lớp, nâng bước em tới trường vừa được phát động tại Hà Nội, nhận được sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp cùng học sinh và giáo viên Thủ đô.

Theo số liệu thống kê, khoảng 1.300 trường học tại các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3; trong đó: 55 em nhỏ thiệt mạng, mất tích; nhiều em trở thành trẻ mồ côi, một số em bị thương hiện vẫn còn đang điều trị ở các bệnh viện. Hiện ở nhiều địa phương, các em học sinh vẫn phải đi học nhờ, học tạm ở trong điều kiện thiếu thốn bộn bề...

Những lớp học dần ổn định trở lại sau mất mát

Trường cấp 1 Ca Thành (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) là một trong những điểm trường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau lũ quét và sạt lở đất; nhiều vết nứt dài, trường học có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Bởi vậy, các thầy cô giáo nơi đây đã dựng tạm những lớp học bằng bạt để các em học sinh có thể sớm đi học trở lại.

Còn tại trường Tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh (tỉnh Lào Cai), ngoài 13 học sinh của trường thiệt mạng đã không thể trở lại lớp, 6 em còn đang điều trị tại các bệnh viện, hiện các học sinh nhà trường đã quay lại học ổn định, trong đó có hơn 100 em học sinh của làng Nủ.

Có mặt tại lễ phát động chương trình “Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường” được tổ chức tại trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội, thầy Phạm Đức Vinh - Hiệu trưởng Trường tiểu học - THCS số 1 Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) và em Hoàng Anh Quân, học sinh lớp 8 của trường - người vừa trải qua biến cố lớn, mất đi người cha của mình trong lũ quét tại Làng Nủ đã chia sẻ về những mất mát sau cơn lũ lịch sử. Thầy Vinh cũng cho biết, toàn bộ học sinh Làng Nủ hiện ăn ngủ tại trường để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc học tập. Tuy nhiên, do không phải là trường nội trú nên nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn.

Thầy Phạm Đức Vinh cho biết: "Khó khăn của nhà trường bây giờ học sinh ở lại trường đông, nhà trường không có nhà ăn, không có bếp ăn, chỉ có bếp ăn nhỏ chỉ đủ phục vụ cho vài chục em thôi. Các phòng học chức năng đã phải huy động làm phòng ngủ cho các em. Thầy cô giáo cũng phân công nhau ở lại cùng các em. Mong ước lớn nhất của thầy trò là có một thư viện để các em ở bán trú có chỗ đọc sách, tìm hiểu thêm kiến thức".

Thầy Phạm Đức Vinh và em Hoàng Anh Quân, học sinh lớp 8 - người vừa trải qua biến cố lớn, mất đi người cha của mình trong lũ quét đã chia sẻ về những mất mát sau cơn lũ lịch sử.

Chung tay tái thiết trường lớp, nâng bước em tới trường

Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi khẳng định, cơn bão Yagi đã đi qua, nhưng những mất mát đau thương thì còn mãi. Chương trình hôm nay được thực hiện từ đề xuất của Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn để cùng huy động nguồn lực chung tay tái thiết trường lớp. Chương trình là thông điệp ý nghĩa, có giá trị hơn nhiều những bài học trên sách vở với hơn 1.500 em học sinh Hà Nội có mặt tại sự kiện.

Học sinh Lương Khánh Linh, lớp 7A7 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: "Em đã xem rất nhiều clip trên tivi nhưng hôm nay được nghe chia sẻ ngay tại sân trường thì em rất xúc động và thương các bạn. Em mong những đóng góp nhỏ bé của chúng em hôm nay có thể sớm giúp các bạn yên tâm học tập, trở lại cuộc sống bình thường".

Tại chương trình, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị đã ủng hộ tổng số tiền gần 2 tỉ đồng, trong đó các phòng GD&ĐT, các trường học trên địa bàn Hà Nội ủng hộ hơn 1,1 tỉ đồng.

Tại chương trình, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị đã ủng hộ tổng giá trị tiền khoảng 2 tỉ đồng.

Nhà giáo Lê Kim Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Qua chương trình, chúng tôi muốn giáo dục cho các con học sinh học tấm lòng nhân ái và một thông điệp trao đi để nhận lại hạnh phúc. Chúng tôi cũng mong các thầy cô giáo và các em học sinh vùng lũ cảm nhận được rằng bên cạnh họ luôn có chúng tôi, những thầy cô giáo và học sinh Thủ đô, mong muốn chia sẻ những đau thương mất mát cho các em".

Ông Phùng Công Sưởng, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức chương trình cho hay: "Hà Nội vì cả nước. Chúng tôi phát động chương trình tại Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, nơi lan tỏa những giá trị cốt lõi, giá trị nhân văn. Rất nhiều thầy cô giáo, học sinh, ngành giáo dục Hà Nội đã chung tay ủng hộ để mong muốn khôi phục lại việc học tập của các em ở những nơi bị ảnh hưởng của bão lũ vừa qua, để các thầy cô giáo và các em yên tâm học tập, viết tiếp tương lai".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã phối hợp với Công an thành phố tổ chức Chương trình tập huấn, tuyên truyền sử dụng điện an toàn, hiệu quả; phòng chống cháy nổ, phòng ngừa tai nạn điện và kỹ năng thoát hiểm khi có xảy ra các đám cháy cho các em học sinh huyện Gia Lâm.

Sáng 17/11, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường (1994 - 2024) và chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Giáo dục quận Hà Đông đã từng bước đổi mới toàn diện; từ việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đến xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, yêu nghề và tâm huyết với học sinh. Đây là nền tảng quan trọng để ngành Giáo dục quận chăm lo, phát triển sự nghiệp “trồng người”.

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình tuyên dương các Hiệu trưởng và giáo viên làm Tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.

Trong không khí kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.

Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu 2024.