Chúng tôi đã dạy con
Nhiều người khi chứng kiến kiểu dạy con của vợ chồng tôi thì tỏ thái độ kinh ngạc vô cùng. Trong khi đó những đứa trẻ cùng tuổi của con chưa biết dùng đũa, chưa biết cột dây giày và nhiều cậu ấm cô chiêu đang học cấp 2, có khi có đứa còn học cấp 3, mỗi cuối tuần là đem một đống quần áo bẩn bắt mẹ giặt hộ.
Ở rất nhiều gia đình Việt Nam, cha mẹ giáo dục con cái thì thường phát sinh vấn đề chiến tranh trong đại gia đình, các cháu luôn luôn được ông bà nội ngoại nuông chiều. Nhà tôi cũng không ngoại lệ.
Lúc đầu bố mẹ chúng tôi phản đối rất quyết liệt. Vợ chồng tôi đã kiên trì phân tích cho bố mẹ thấy rằng: đứa bé tuy còn nhỏ, nhưng lại bẩm sinh nghịch ngợm, lúc quan sát các thành viên trong gia đình có thái độ trái ngược nhau, nó sẽ nại vào đó mà yêu sách. Việc này chẳng có lợi cho con, ngược lại còn làm cho vấn đề càng nghiêm trọng hơn, thậm chí còn đem lại những rắc rối khác. Bây giờ thì ông bà đã thôi không can thiệp vào cách dạy con của vợ chồng tôi nữa. Không những thế ông bà còn bảo các vợ chồng khác nên học hỏi vợ chồng tôi. Bằng chứng là mỗi lần tụ tập đại gia đình, con tôi tự mình ăn uống nhanh và gọn gàng; trong khi các gia đình khác bận hò hét chạy theo con cái của họ thì vợ chồng tôi rảnh rỗi cười đùa…
Đồng hồ báo thức buổi sáng, con tự thức dậy. Tôi để phần ăn sáng lên bàn và bận rộn làm nhiều việc không tên khác. Con tôi sẽ tự mình thức dậy chứ không cần dỗ dành chán mới dậy như những đứa trẻ cùng tuổi khác, sau đó gấp chăn màn gọn gàng, tự vệ sinh cá nhân xong là leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn mì xào bò bằng đũa. Sau khi ăn no, nó sẽ tự tìm quần áo mặc vào, rồi tự mang giày để bố đưa đến trường mẫu giáo.
Mới 3 tuổi, con còn chưa phân biệt rõ ràng đồ đi học hay đồ mặc ngủ, giày dép trái hay giày dép phải. Có một lần đi học, con lại mang ngược đôi dép, mẹ tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị chồng tôi cản lại. Chồng tôi nói, nếu cảm thấy không thoải mái tự cháu sẽ xem xét lại. Và sáng hôm đó, con mang đôi dép ngược đó chạy tới chạy lui trên sân trường, chồng tôi coi như không thấy gì hết. Chưa được bao lâu thì có một bạn cùng trường bảo mang dép ngược, nó hỏi: "Bố ơi, bạn đó nói con mang ngược dép rồi, đúng không?". Chồng tôi mỉm cười nói: "Chính xác. Con có muốn mang lại không?". Tất nhiên là nó gật gật đầu, tự mình cởi dép ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mang lại. Từ lần đó về sau, con không bao giờ đi ngược dép nữa.
Cuối tuần, tôi dắt con ra bể bơi của khu nhà chơi, trẻ con khi xuống khu vực bể bơi đều phải mặc áo phao. Rất nhanh, con tôi đã gia nhập ngồi trên thành bể bơi thả chân xuống nghịch nước cùng với mấy đứa trẻ hàng xóm. Bất ngờ, vì tranh giành nhau một trái bóng, con tôi xô cô bé kia ngã nhào xuống nước, cháu gái kia vì có mang áo phao nên bần thần một lúc và khóc thật lớn. Con tôi cũng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ xảy ra, trợn tròn mắt nhìn. Tôi không quát nạt một tiếng, đến bồng con lên và thả nhanh xuống nước. Quá bất ngờ làm con khóc nức nở lên. Lúc đó tôi mới nhẹ nhàng hỏi: "Có sợ không? Lần sau có còn xô bạn xuống nước nữa không?". Con khóc và lắc đầu. Tôi phân tích cho con rõ vì sao phải nhường nhịn, vì sao phải yêu thương để không gây ra hậu quả đáng tiếc khi tức giận và từ đó trở đi con không làm thế nữa.
Cái tuổi của con rất thích nghịch nước, nó lấy cái xô đồ chơi đựng nước xách tới, xách lui trên sân khu bể bơi. Tôi nhắc con mấy lần rồi, không được làm nước văng lung tung sẽ dễ trượt chân ngã, con vẫn để ngoài tai. Cuối cùng con đã làm nước đổ hết ra sân, con nghịch ngợm còn chưa thấy mình làm sai việc, còn cười đắc ý lấy chân giẫm lên vũng nước giống như cái bộ phim hoạt hình gì đó con hay xem và trượt chân ngã. Con vừa khóc vừa la. Tôi không nói thêm lời nào và không quan tâm đến con nữa. Đến một lát sau, con không khóc nữa, nói thật lớn: "Con xin lỗi vì đã không nghe lời mẹ"...
Vào một buổi trưa ngày cuối tuần, con giận dỗi, không chịu ăn cơm, hờn đẩy bát cơm xuống đất, cơm rớt đầy trên sàn nhà. Tôi rất bình thản: "Người nông dân rất cực khổ mới làm nên một hạt gạo, vì vậy chúng ta phải biết trân trọng hạt cơm, không được bỏ phí vì như vậy sẽ mang tội. Việc vứt cơm trong bát của mình xuống đất thì càng tội lỗi!". Tôi chuyển giọng, nghiêm khắc: "Nhiều bạn ở tuổi của con không có cơm mà ăn, nếu con không muốn ăn cơm thì mẹ sẽ không nấu cơm cho con nữa. Con không muốn ăn cơm đúng không?".
Con gật gật đầu. Buổi tối hôm đó, tôi trổ tài nấu nhiều món ăn mà con thích ăn nhất. Bắt đầu bữa cơm tối, con vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Tôi nói tối hôm nay con không được ăn gì hết, mẹ không nấu cơm phần con, chính con lúc trưa cũng đồng ý rồi đó. Con nhìn khuôn mặt nghiêm túc của tôi, khóc òa lên, vừa khóc vừa nói: "Con đói lắm, con thèm ăn cơm, con xin lỗi mẹ, từ nay con sẽ không làm đổ cơm nữa".
Tôi nói: "Nếu con thực sự biết lỗi rồi thì bây giờ mẹ sẽ đi nấu phần cơm của con, con phải ngồi đợi khi nào cơm chín mới được ăn". Con tôi mắt rưng rưng nhìn cái nồi cơm không biết khi nào sẽ chín. Từ đó trở đi con không bao giờ giận hờn quăng liệng thức ăn.
Cuối tuần đó, vợ chồng tôi đưa con về quê thăm họ hàng. Dẫn con ra cánh đồng, lần hồi giải thích với con về truyền thống và tấm lòng người Việt đối với từng hạt gạo, về cái công khó nhọc của người nông dân khi trồng ra được một bông lúa, rồi từ bông lúa phải xay, giã, dần,... sàng, mới trở thành một hạt gạo trắng thơm ngon, chính vì vậy mà người dân Việt Nam rất quý trọng từng hạt gạo và không để lãng phí cho dù chỉ là một hạt cơm.
Khi con học cấp hai, đó là giai đoạn khủng hoảng của tuổi dậy thì, bắt đầu biết nhìn nhận và có lựa chọn của riêng con. Vợ chồng tôi tập cho con chịu trách nhiệm với những lựa chọn của mình. Tôn trọng lựa chọn và quyết định của con.
Trước khi để con làm, hãy phân tích cho con hiểu tính chất của vấn đề, con có quyền quyết định. Nghệ thuật phân tích, đánh giá, cha mẹ phải biết khen trước chê sau. Cha mẹ không bằng lòng, chê thậm tệ là không khách quan, dễ làm tổn thương con. Lên cấp ba, giai đoạn con đã hình thành người lớn, cho con quyết định hết mọi việc con làm. Trong khả năng, cho con quyết định và phải chịu trách nhiệm với mọi quyết định đó. Nếu sai, cha mẹ cùng con sửa sai. Chúng tôi quan niệm cha mẹ chỉ nên đồng hành, không chỉ làm cha mẹ, mà là người bạn của con, người chuyên gia đi trước, người gia sư, là tấm gương để con soi theo. Cha mẹ phải tạo được lòng tin của con, thì bất cứ việc gì, con cũng sẽ lắng nghe và nghiền ngẫm!
Dạy con, đó là nét duyên văn hóa trong mỗi gia đình Việt vậy.
Thu Hiền
Người mua nhà vẫn đắn đo dù lãi suất vay giảm; Cân nhắc kỹ trước khi quyết định vay vốn; Khắc phục sụt phố Mai Phúc do thi công chung cư... là một số nội dung đáng chú ý trong Bản tin hôm nay.
Nông dân Thủ đô phải thể hiện được bản sắc, tầm vóc; Gặp mặt các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày; Hoàn Kiếm cần tiên phong trong bảo vệ môi trường; Thị trường bất động sản chưa phục hồi như kỳ vọng; Bộ trưởng Quốc phòng Nga bất ngờ thăm Triều Tiên... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Ấn tượng tuyến đường rộng đẹp Võ Chí Công; Không gian đẹp bị ảnh hưởng bởi biển quảng cáo tấm lớn; Hình ảnh xấu ở một điểm giao cắt... là những nội dung chính trong bản tin hôm nay.
Giải bóng đá nữ Cup quốc gia 2024; Hấp dẫn giải đua xe công thức 1 tại Italia; ĐT Việt Nam vẫn duy trì tập luyện hàng ngày bất chấp thời tiết xấu ... là một số nội dung đáng chú ý trong bản tin Thể thao hôm nay.
Một đôi vợ chồng nhà nọ có một đứa con gái. Họ có cách giáo dục con cái làm không ít người hết hồn khi thả rông con. Nhiều người cho rằng cách giáo dục con của vợ chồng họ là phản tác dụng…
Black Friday 2024: Khuyến mại lớn, khách mua thưa thớt; Ngân hàng giải ngân vốn cuối năm như thế nào?; Lạm phát của Mỹ vẫn cao hơn mục tiêu của Fed... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
0