Chương trình mục tiêu quốc gia cần cơ chế đặc thù

Chiều 16/1, Quốc hội thảo luận ở hội trường Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ý kiến đại biểu cho rằng những năm gần đây việc triển khai bị chậm nên rất cần cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đại biểu cho rằng, hiện nay việc triển khai thực hiện cả ba Chương trình mục tiêu quốc gia đã bước sang năm thứ tư, tuy nhiên còn nhiều dự án, tiểu dự án thuộc các chương trình, nhất là chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn chưa thể thực hiện được do vướng mắc trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn.

Quốc hội thảo luận ở hội trường Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Do đó đại biểu tiếp tục đề nghị cơ quan có liên quan sớm ban hành cơ chế, hướng dẫn để địa phương triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Cần xem xét lại nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương và người dân. Cần bổ sung cơ chế tháo gỡ để việc triển khai được thuận lợi hơn như giảm tỷ lệ vốn đối ứng đối với người dân thụ hưởng vì bản thân họ rất khó khăn về điều kiện kinh tế, kinh tế địa phương khó khăn còn phụ thuộc cân đối ngân sách Trung ương để đảm bảo thực hiện chương trình mục tiêu đúng tiến độ.

Về cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm, đại biểu cho rằng dự thảo quy định theo hướng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần. Đại biểu đề nghị cần xem xét lại quy định này.

Đại biểu Lò Thị Luyến - Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên

Trường hợp cần thiết là trường hợp nào, khi nào cần thiết khi nào không cần thiết. Đề nghị nội dung này phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách vì chờ HĐND tỉnh họp thì ảnh hướng tiến độ và triển khai dự án.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội

Băn khoăn về năng lực sử dụng vốn đặc biệt ở cấp huyện để thực hiện tiểu dự án của chương trình. Qua nhiều cấp có mất nhiều thời gian quá không? Tôi biết là chương trình mục tiêu có nhiều cái chậm rồi. Tại sao không quy định luôn đi để làm, để cán bộ khỏi ngần ngại chờ đợi.

Tại buổi thảo luận, đại biểu đề nghị cần phải có quy định rõ tiêu chí, nguyên tắc phân bổ để các địa phương thực hiện đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, thực hiện tốt các mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia đề ra, tránh tình trạng phân bổ một cách chủ quan, tập trung vào một số dự án cụ thể.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình hành động của Thành phố Hà Nội thực hiện nghị quyết về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước sẽ góp phần tạo lập môi trường mới để thu hút, khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ trí thức đang làm việc trên địa bàn Thủ đô.

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Theo Ban Tổ chức Thành uỷ, qua thực hiện nghiêm túc, toàn diện, thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố, công tác phát triển đảng viên có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên đạt được nhiều kết quả tích cực.

Sáng 8/5, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các vị đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri ba quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Sáng 8/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện công tác phát triển Đảng; quản lý, rà soát, sàng lọc, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; triển khai ứng dụng hai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” của Đảng bộ Thành phố.

Trong các ngày 06 và 07/05/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.