Chuyển biến tích cực trong thu hồi tài sản tham nhũng

Trong thời gian qua, công tác thu hồi tài sản tham nhũng đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và đạt được những chuyển biến tích cực.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tư pháp, 6 tháng đầu năm đã thu hồi hơn 11.000 tỷ đồng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh, tại thời điểm khởi tố, cơ quan điều tra xác định toàn bộ số dư nợ gốc còn lại là trên 8.600 tỷ đồng của hơn 6.600 nhà đầu tư, đây cũng là số tiền mà các bị cáo đã chiếm đoạt. Đến thời điểm vụ án được đưa ra xét xử, bị cáo xác nhận đã khắc phục 8.644 tỷ đồng, nhiều hơn con số cần khắc phục 1 tỷ đồng.

Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh, tại thời điểm khởi tố, cơ quan điều tra xác định toàn bộ số dư nợ gốc còn lại là trên 8.600 tỷ đồng của hơn 6.600 nhà đầu tư. Ảnh: VOV.

Trung tướng Tô Ân Xô – Nguyên người phát ngôn Bộ Công an cho biết: "Trong vụ Tân Hoàng Minh, số tài sản được kê biên phong toả là 4.000 tỷ, vụ việc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tài sản ước tính thiệt hại 150 tỷ đồng, nhưng số tài sản các đối tượng bị kê biên lên tới 1.150 tỷ đồng, tài sản Nhà nước được bảo đảm. Đó là điểm rất là mới trong chỉ đạo, trong các vụ án kinh tế cố gắng làm sao kiểm soát nguồn tiền, tài sản của các bị can bảo đảm người bị hại, đặc biệt là người dân, Nhà nước không bị ảnh hưởng".

Nếu trước năm 2013, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trung bình chỉ đạt khoảng 10% trên tổng số phải thu hồi, thì đến giai đoạn 2013 - 2020 kết quả bình quân đã đạt hơn 26%.

Một số vụ việc điển hình đã thu hồi được số tiền lớn trong thời gian qua như: vụ Hứa Thị Phấn cho đến nay đã thu hồi được hơn 12.000 tỷ đồng; vụ Phạm Công Danh đã thu hồi được trên 5.405 tỷ đồng. Vụ án tổ chức đánh bạc và rửa tiền, liên quan đến Phan Sào Nam cũng đã thu hồi 1.384 tỷ đồng, trên tổng số 1.475 tỷ phải nộp thi hành án.

Một số vụ việc điển hình đã thu hồi được số tiền lớn trong thời gian qua.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thanh – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn chia sẻ: "Tôi cho rằng với số vụ việc mà chúng ta đưa ra, với những cái khối lượng công việc, xử lý các vi phạm mà chúng ta đang xử lý, rồi số lượng thu hồi trong các vụ án tham nhũng thì đây là một con số biết nói.

Điều này chứng tỏ rằng kết quả phòng chống tham nhũng của chúng ta đã đạt dược những kết quả hết sức tích cực, đã tác động đến bộ máy Nhà nước, tác động đến nhân dân, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng trong công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí, tạo nên động lực phát triển cho xã hội tốt hơn".

Từ thực tiễn công tác thu hồi tài sản tham nhũng thời gian qua, có thể thấy sự quan tâm, quyết tâm rất cao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, nhìn lại con số cả giai đoạn 10 năm từ 2012 - 2022, số tiền thu hồi 61.000 tỷ đồng, chỉ đạt 34,7%. Trong đó, riêng trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi còn gần 70.000 tỷ đồng cần được thu hồi.

Giai đoạn gần đây, những vụ án kinh tế tham nhũng được phát hiện có số tiền tham nhũng ngày càng lớn.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Long - Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết: "Số vụ việc phát hiện tăng lên tới 56%, số đối tượng phát hiện tăng hơn 96%, đặc biệt là số vụ tham nhũng nhận hối lộ được phát hiện, xử lý tăng lên đến hơn 300%. Con số trên cho thấy hiệu quả phòng chống tham nhũng của chúng ta như thế nào và cũng cho thấy tình trạng tham nhũng của chúng ta hiện nay rất đáng phải bàn".

Trong giai đoạn gần đây, những vụ án kinh tế tham nhũng được phát hiện có số tiền tham nhũng  ngày càng lớn. Chỉ tính riêng vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hồi tháng 2 vừa qua, số tiền thống kê cần phải thu hồi lên đến hơn 600.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, nhiều tài sản bị kê biên gặp nhiều vướng mắc về tính pháp lý, hoặc đã bị các đối tượng nhanh chóng tẩu tán, khiến công tác thu hồi gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một trong những thách thức, rào cản mà Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt khi giải quyết vấn nạn tham nhũng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh vừa ra quyết định đưa vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” với bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm ra xét xử.

Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 78-02D thuộc Công ty TNHH Đăng kiểm Bách Việt.

Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội vừa tuyên án phạt 11 bị cáo trong vụ án sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh, Hà Nội.

Do khuất tầm nhìn và vào cua không giảm tốc độ, một xe ô tô tải đã đâm trực diện vào xe máy khiến hai người trên xe nằm yên bất động.

Sau gần hai giờ gây án, hai tên cướp giật chiếc điện thoại di động của một phụ nữ khi chị này đưa con đi khai giảng đã bị Công an Đà Nẵng bắt giữ.

Công an tỉnh Nghệ An vừa triệt xóa đường dây tội phạm ma túy từ nước ngoài vào Nghệ An, bắt hai đối tượng, thu giữ 10 bánh heroin, 10 bịch ma túy dạng “nước vui”, 3 kg ma túy dạng đá, 2 kg ma túy dạng ketamin và một số vật chứng liên quan khác.