Chuyển đổi nhà ở sinh viên thành nhà ở xã hội

Nhà ở giá rẻ, đặc biệt là nhà ở xã hội hiện vẫn thiếu hụt số lượng lớn. Bởi vậy, thông tin UBND thành phố Hà Nội sẽ điều chỉnh và chuyển đổi khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê đã được người dân hết sức quan tâm.

Sinh sống nhiều năm trong khu Pháp Vân - Tứ Hiệp ở quận Hoàng Mai, anh Nguyễn Văn Bính cùng nhiều người dân rất xót xa trước sự xuống cấp, sử dụng lãng phí tại khu ký túc xá dành cho học sinh, sinh viên này. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp luôn thưa vắng, dù giá thuê rất phải chăng. Công trình gồm 6 tòa nhà (từ A1 đến A6) với hơn 1.400 phòng, dự kiến đáp ứng chỗ ở cho khoảng 22.000 sinh viên, nhưng đến nay chỉ có ba tòa A6, A5, A1 đi vào hoạt động và chưa bao giờ được lấp đầy.

Các tòa A2, A3 thì đang xuống cấp do bị bỏ hoang nhiều năm. Khắp nơi là sự tạm bợ và ô nhiễm; tình trạng lấn chiếm, sử dụng sai mục đích diễn ra khá phổ biến. Xung quanh ký túc xá mọc lên nhiều bãi đỗ xe, gara sửa ô tô, ki-ốt kinh doanh gây mất mỹ quan và không đảm bảo công tác phóng cháy chữa cháy.

Trước thực trạng này, năm 2017, Sở Xây dựng đã đề xuất chuyển đổi tòa A2, A3 thành nhà ở xã hội. Qua rà soát và đối chiếu các quy định của pháp luật, UBND thành phố đã chấp thuận đề xuất này. Theo đó, hai tòa A2, A3 sẽ hoàn thiện chuyển đổi trong năm 2026. Riêng tòa A4 hoàn thành trong năm 2027.

“Khi mà xã hội còn đang nhiều vất vả thì thành phố đã nghĩ đến việc cấp nhà ở và tận dụng những tài sản sẵn có để thực thi các chính sách. Khi ngôi nhà bị bỏ hoang thì rõ ràng có nhiều tệ nạn. Nếu đưa vào khai thác thì nhà có chủ rõ ràng vận hành sẽ tốt hơn và chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng đô thị sẽ nâng cao”, KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội nhận định.

Mở rộng phân khúc nhà ở xã hội cho thuê, việc chuyển đổi nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp còn thể hiện quyết tâm của Hà Nội xử lý các dự án treo, bị bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí nguồn lực đất đai. Theo kế hoạch, đến năm 2025, Hà Nội phải hoàn thành xây 18.700 căn nhà ở xã hội nhưng đến nay mới đạt gần 37% mục tiêu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà ở cho người dân có thu nhập thấp và trung bình. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất được Bộ Xây dựng xác định trong thời gian tới là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, để từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời góp phần điều tiết thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Cụ thể hoá Luật đất đai, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã ban hành bảng giá đất mới. Điều chỉnh tiệm cận hơn với giá thị trường, bảng giá đất mới được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững hơn.

Trong các giao dịch dân sự về nhà đất, việc ủy quyền để thực hiện diễn ra khá nhiều. Nội dung ủy quyền ra sao là do chủ bất động sản tự xác định, tuy nhiên pháp luật cũng có những qui định đối với người được ủy quyền không được tự mình chuyển nhượng đấtđược ủy quyền bán cho chính mình.

Bảng giá đất mới được Hà Nội ban hành đã gần tiệm cận giá thị trường. Đây sẽ là cơ sở để Thành phố thiết lập chính sách đồng bộ trong quản lý đất và hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng và người có nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án.

Tại tọa đàm do Hội môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức ngày 27/12, Tiến sĩ Võ Trí Thành điểm lại việc tăng giá "sốc" của giá nhà trong vài thập kỷ. Theo đó, nếu tính lạm phát thì trong thập kỷ 90, giá cả hàng hóa tăng 4 lần. Hai thập niên vừa rồi, giá hàng hóa tăng không quá 2 lần, thế nhưng giá nhà tăng tới 400 lần.

Bảng giá đất mới được Thành phố Hà Nội ban hành có hiệu lực từ ngày 20/12 đến hết năm 2025. Theo đó, mức giá tại từng khu vực, vị trí được xác định cụ thể sẽ góp phần đẩy nhanh thủ tục đầu tư, giúp khởi động các dự án bất động sản đang gặp vướng mắc do phải chờ bảng giá đất mới.