Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển kinh tế Việt - Trung
Nhiều năm trở lại đây, thị trường Trung Quốc không còn “dễ tính” với hàng hoá Việt Nam mà đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe hơn. Để đảm bảo cán cân thương mại giữa 2 nước, hỗ trợ đắc lực trong việc vận chuyển, đảm bảo chất lượng hàng hoá, chuyển đổi số đóng vai trò then chốt.
Nông sản Việt Nam là mặt hàng được ưa chuộng mạnh mẽ tại Trung Quốc khi kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng gần 113% tương đương gần 1,2 tỷ USD so với năm ngoái.
Từ nửa cuối năm 2022, Việt Nam và Trung Quốc đã lần lượt ký Nghị định xuất khẩu chính ngạch sầu riêng, chuối, khoai lang, tổ yến, mở ra cơ hội mới cho các mặt hàng thâm nhập sâu vào thị trường lớn này.
Tuy nhiên đây lại là mặt hàng dễ hư hỏng và không còn năng lực tiêu thụ nếu thời gian thông quan quá lâu. Vừa qua cửa khẩu số Lào Cai đã chính thức đi vào hoạt động, giúp giảm chi phí lưu kho bãi, chi phí logistic, rút ngắn thời gian chờ đợi thông quan cho hàng hoá tại cửa khẩu
Ông Hoàng Chí Hiền - Giám đốc Sở Kế họach và Đầu tư tỉnh Lào Cai cho biết: "Chúng tôi đang triển khai thí điểm tại cửa khẩu số 2 đường bộ Kim Thành, thông qua việc chuyển đổi số trong lĩnh vực cửa khẩu, thể hiện rõ sự công khai minh bạch và quy trình rõ ràng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện việc khai báo thủ tục hải quan hay làm thủ tục đăng ký hoặc có thể rút ngắn thời gian thông quan và các chi phí phát sinh không đáng có".
Ông Lê Quang Trung – Phó Tổng giám đốc Vinalines nói: "Việc chuyển đổi số thực sự sẽ tạo nên kết nối và thuận lợi hoá trong vấn đề đảm bảo các dịch vụ các đơn hàng là đúng thời gian, đúng quy chuẩn, tận dụng, chia sẻ được các nguồn lực của logictic, gián tiếp điều đó sẽ làm giảm các chi phí logictic và tăng năng lực cạnh tranh cho hàng xuất nhập khẩu giữa hai bên".
86% DN vừa và nhỏ Việt Nam tin rằng, sẽ không thể xuất khẩu nếu không có thương mại điện tử (TMĐT). Dự báo, kim ngạch xuất khẩu thông qua TMĐT của Việt Nam có thể đạt đến gần 300 nghìn tỷ đồng vào năm 2027 nếu doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu thông qua TMĐT và sàn thương mại điện tử cũng được đánh giá là một kênh tiềm năng quảng bá sản phẩm, xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng Việt nam sang Trung Quốc.
Bà Trần Thị Phương Lan – quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: "Thương mại điện tử của Trung Quốc và Việt Nam đều đang phát triển mạnh mẽ. Hà Nội chỉ số thương mại điện tử luôn đứng thứ 2 của cả nước và Sở Công Thương Hà Nội thường xuyên phối hợp với sàn thương mại điện tử lớn để thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới, trong đó có thị trường Trung Quốc".
Với những nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, chuyển đổi số chắc chắn sẽ là điểm sáng trong bức tranh giao thương, hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc
Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.
Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
Hiện nay, việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước là bắt buộc đối với các cấp ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) có sử dụng vốn NSNN.
Giá Bitcoin tiến sát ngưỡng 100.000 USD khi các nhà đầu tư đặt cược rằng cách tiếp cận quản lý thân thiện hơn của Mỹ đối với tiền điện tử dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ mở ra kỷ nguyên bùng nổ cho loại tài sản này.
Danh sách VNTAX 200 vừa được công bố nhằm ghi nhận đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp, bao gồm mọi loại hình từ nhà nước, tư nhân đến nước ngoài.
0