Chuyển đổi số trong giáo dục đại học

Không chỉ dừng lại ở việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục, thời gian gần đây, nhiều trường đại học trên địa bàn Thủ đô đã có nhiều phương án đầu tư cho quá trình chuyển đổi số, tiến tới mô hình đại học số, xây dựng đại học thông minh.

Nhiều trường đại học đã quan tâm chú trọng việc chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số  nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về chính sách, pháp luật, quản lý, con người và công nghệ kỹ thuật để thúc đẩy chuyển đổi số trong thời gian tới.

Trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi số, đó là những gì các nhà khoa học tại Hội thảo khoa học Thực trạng và giải pháp chuyển đổi số tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã trình bày nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp công nghệ phù hợp, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình  chuyển đổi số tại các trường đại học trên địa bàn thành phố.

Hội thảo nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp chuyển đổi số

Hội thảo khoa học gồm có 23 bài tham luận chất lượng cao của các nhà khoa học đến từ các Học viện, trường Đại học tại Hà Nội.

Các bài tham luận tại hội thảo đã mở ra bức tranh tổng quan, đánh giá đúng thực tiễn các mặt công tác chuyển đổi số tại các trường đại học, cao đẳng.

Đặc biệt là việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, giúp sinh viên có các kỹ năng về năng lực số, có khả năng thích ứng và làm chủ công nghệ, và linh hoạt trước mọi biến đổi của thị trường lao động khi các em ra trường.

Chuyển đổi số trong giáo dục đại học  

Trên thực tế, nhiều lĩnh vực đã được tin học hoá, tuy nhiên đang sử dụng một cách tách biệt; quá trình kết nối phải thực hiện thủ công; không có sự kết nối về dữ liệu nên khó cho việc tổng hợp.

Không chỉ dừng lại ở việc chuyển đổi số, Thủ đô cần xây dựng hệ sinh thái liên kết chuyển đổi số bền vững cho  hệ thống giáo dục đại học để rút ngắn thời gian và giảm chi phí đầu tư cho hạ tầng công nghệ; góp phần sớm hiện thực hóa, đưa Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, đi đầu cả nước về hệ thống giáo dục đại học chất lượng cao để hội nhập quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.

Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.

Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.

Sáng 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi TP. Hà Nội tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc THPT, năm học 2023-2024.

Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục Thủ đô chú trọng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua tổ chức nhiều chuyên đề, hội giảng nhằm bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ công nghệ thông tin.