Chuyên gia công nghệ với tâm hồn nghệ sĩ
Ông Đặng Minh Tuấn (cha đẻ của phần mềm Vietkey) tốt nghiệp chuyên ngành Toán cơ tại Đại học Quân sự Antonina Zapotockeho (Tiệp Khắc).
Năm 2017, ông nhận bằng Tiến sĩ tại Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự ngành Bảo đảm toán học cho tin học.
Ông Tuấn là giảng viên và Trưởng phòng Lab Blockchain - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Từ tháng 7/2019, ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ CMC (CMC ATI), thuộc Tập đoàn CMC.
TS Tuấn đã có hơn 15 công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà Nước, cấp Bộ được bảo vệ thành công. Đặc biệt, trong thời kỳ COVID-19, công nghệ nhận diện khuôn mặt dựa vào trí tuệ thông minh (AI) của CMC ATI là sản phẩm tiêu biểu cho quan điểm "làm công nghệ thì phải thắng bằng công nghệ". Sản phẩm đã được ứng dụng tại UBND TP Hà Nội, Bệnh viện Vinmec, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi… phục vụ nhận diện khuôn mặt để nhận diện ra vào, chấm công, nhận diện khách VIP…
Để được là thành viên trong Viện nghiên cứu của TS Đặng Minh Tuấn, đa số các bạn trẻ phải là những kỹ sư, những chuyên gia công nghệ đầy tài năng và nhiệt huyết, cống hiến cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ, phục vụ cho nhân sinh và xã hội.
Chỉ trong vài năm qua, TS Đặng Minh Tuấn và các nhân viên đã xây dựng được 20 công nghệ lõi, từ đó phát triển hệ sinh thái AI nhằm phục vụ cho chuyển đổi số không chỉ riêng TP Hà Nội mà còn nhiều cơ quan hành chính của các tỉnh thành trên toàn quốc.
Cùng với đó, Viện nghiên cứu của ông đã xây dựng được nền tảng để xử lý dữ liệu lớn (Big Data), xây dựng được những giải pháp cho IoT, nền tảng security và Blockchain. Bên cạnh đó, sản phẩm giúp chuyển đổi văn bản in, viết tay, bảng excel phức tạp… thành tài liệu số cũng là một niềm tự hào khác của nhóm nghiên cứu này.
Ngoài ra, nhóm cũng có giải pháp "lắng nghe mạng xã hội" giúp các công ty sớm phát hiện khủng hoảng truyền thông, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, phát hiện các xu hướng…
Dù công việc nhiều áp lực và bận rộn, TS Đặng Minh Tuấn vẫn cố gắng dành ra những khoảng thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, giao lưu cùng các nhân viên của mình.
Sống và làm việc nhiều năm trong môi trường với máy móc kỹ thuật hiện đại, nhiều số liệu, lập trình… nhưng TS Tuấn lại có một tâm hồn nghệ sỹ, biết yêu và thưởng thức cái đẹp trong thơ ca và âm nhạc. Từ đó, ông đã cho ra đời ca khúc "Về đi anh".
Có niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ, nên khi bước chân vào lĩnh vực công nghệ thông tin, TS Đặng Minh Tuấn đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu công nghệ làm nhạc trên các phần mềm máy tính.
Khác với các nhạc cụ truyền thống, làm nhạc bằng máy tính có thể lưu lại bản nhạc vừa chơi và có thể chỉnh sửa bất cứ lúc nào. Quan trọng hơn, người chơi nhạc còn có cả một thư viện lớn âm thanh của nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Đó là ưu thế nổi trội của công nghệ âm nhạc so với nhạc cụ truyền thống.
Không chỉ là một chuyên gia công nghệ yêu âm nhạc, sáng tác nhạc, mà TS Đặng Minh Tuấn còn có đam mê khiêu vũ. Đặc biệt là với điệu nhảy tango.
Là một nhạc sỹ nghiệp dư, các sáng tác của ông là kết quả của niềm đam mê sáng tạo, tự do trong việc thể hiện ý tưởng và cảm xúc. Ca khúc của TS Đặng Minh Tuấn, một chuyên gia công nghệ nổi danh trong giới học thuật với tâm hồn nghệ sỹ, luôn mang vẻ tươi mới và gần gũi, chứa đựng những thông điệp ấm áp về tình yêu, về cuộc sống và những trải nghiệm cá nhân.
Đam mê của ông thể hiện qua những lời ca đầy tinh tế và ươm màu sắc nghệ thuật. Có thể nói, âm nhạc của TS Đặng Minh Tuấn đã kết nối được với trái tim của người nghe, một cách chân thành và sâu sắc.
Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.
Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.
Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.
Vậy là ngày 20/10 sắp về trong niềm hân hoan của những người phụ nữ Việt Nam; là ngày các bà, các mẹ, các cô, các chị, các em được tôn vinh, được dành tặng những bó hoa tươi thắm cùng những lời chúc tốt đẹp nhất.
Hà Nội có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức từng được mệnh danh là "thủ phủ dâu tằm".
Ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, đã luôn thể hiện rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo, xây dựng tinh thần đoàn kết, thống nhất trong toàn Ðảng bộ và hệ thống chính trị thành phố. Với trách nhiệm và tình yêu dành cho Hà Nội, ông đã góp phần định hình một nền tảng mới cho Hà Nội trở thành điểm tựa, thành động lực phát triển mới để đất rồng bay hội nhập cùng thời đại.
0