Chuyên gia nước ngoài hỗ trợ điều trị trẻ dị tật tay

Điều trị các dị tật bẩm sinh là một thách thức lớn, đặc biệt khi nhiều trẻ em đến bệnh viện trong tình trạng dị tật đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và cuộc sống của các em. Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, vừa tiếp nhận nhiều trẻ mắc dị tật bàn tay bẩm sinh trong tình trạng như vậy.

Bị thiếu xương quay bẩm sinh nên từ khi lọt lòng mẹ, cánh tay phải của bé gái đã phát triển không bình thường, không có ngón cái, bàn tay quặt ngang tạo thành hình chữ L. Dù đã hai lần trải qua phẫu thuật nhưng bé vẫn cần thêm một lần phẫu thuật để ghép xương cẳng chân để tái tạo xương tay.

Anh Nguyễn Minh Đức, bố của bệnh nhi, chia sẻ: "Lúc sinh ra thấy con không bình thường, hai vợ chồng cũng hoang mang lo lắng, sau cũng bình tĩnh tìm hiểu thông tin từ nhiều nơi".

Hàng chục trẻ mắc các dị tật bàn tay bẩm sinh được thăm khám và phát hiện tại bệnh viện Xanh Pôn. Nhiều trẻ chỉ khi sinh ra bố mẹ mới phát hiện ra các dị tật này và được thăm khám khi tình trạng dị tật đã nặng hơn.

Hàng chục trẻ mắc các dị tật bàn tay bẩm sinh được thăm khám và phát hiện tại bệnh viện Xanh Pôn.

Thống kê, mỗi năm, có khoảng 40.000 trẻ mắc các dị tật được sinh ra, trong đó tỷ lệ trẻ mắc các dị tật bàn tay bẩm sinh được phát hiện ngày càng nhiều. Chỉ trong 2 ngày 13-14/10, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) đã khám sàng lọc và điều trị cho 120 bệnh nhi mắc các dị tật này và các bệnh lý cơ xương khớp.

Ths Bác sỹ CKII Nguyễn Minh Đức, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh, Bệnh viện Xanh Pôn, cho biết: "Sàng lọc sớm và can thiệp kịp thời là yếu tố then chốt trong điều trị các dị tật phức tạp. Nguồn lực và kiến thức chuyên môn từ các chuyên gia quốc tế sẽ giúp chúng tôi nâng cao khả năng điều trị, đặc biệt là với các ca bệnh phức tạp".

TS Bác sỹ Francisco Antonio Soldado Carrena, Trưởng khoa Phẫu thuật Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện HM Nens, Tây Ban Nha, cho hay: "Những dị tật này rất khó để xử lý vì bệnh nhân không chỉ cần được cải thiện về thẩm mỹ mà còn cải thiện chức năng bàn tay, cánh tay. Như hội chứng khớp giả xương chày bẩm sinh rất khó chữa vì tỷ lệ cắt cụt cao. Chúng tôi sẽ phải thực hiện phương pháp ghép vạt xương chày vi phẫu có cuống để các cháu có thể đi lại, hoạt động bình thường".

Sau thăm khám và sàng lọc, đoàn chuyên gia gồm 6 bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực chỉnh hình nhi đến từ Tây Ban Nha, Mỹ và Trung Quốc sẽ tham gia tư vấn, hội chẩn và phẫu thuật các ca bệnh khó trong vòng 1 tuần.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Điều trị các dị tật bẩm sinh là một thách thức lớn, đặc biệt khi nhiều trẻ em đến bệnh viện trong tình trạng dị tật đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và cuộc sống của các em. Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, vừa tiếp nhận nhiều trẻ mắc dị tật bàn tay bẩm sinh trong tình trạng như vậy.

Ở Việt Nam, tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em tuy đã được cải thiện nhưng tai biến sản khoa vẫn còn có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, miền. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp lần thứ 24, diễn ra trong hai ngày 14 và 15/10 tại Hà Nội.

Từ tháng 5/2024 đến nay, số lượng ca hiến tạng từ người chết não tăng gấp 3 lần, các ca ghép tạng trong đó có ghép hiến giác mạc tăng 10% so với thời điểm trước.

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch vì chữa viêm gan B bằng thuốc nam.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) Đào Thị Hồng, UBND huyện đã có công văn gửi Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) và các cơ quan thông tấn báo chí, khẳng định trên địa bàn huyện không xảy ra trường hợp học sinh bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng sản phẩm sữa tươi và sữa chua.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt sử dụng Jynneos - vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) của Bavarian Nordic cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi.