Chuyên gia y tế đề nghị cấm thuốc lá điện tử

Theo các chuyên gia y tế, thuốc lá điện tử có chứa nicotine là chất gây nghiện, gây ra các bệnh về tim mạch, ung thư, hô hấp, tiêu hóa gây hại rất lớn cho thế hệ trẻ. Vì vậy, Việt Nam cần khẩn cấp cấm việc sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử.

Hàng ngày, tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch mai thường xuyên tiếp nhận điều trị bệnh nhân bị ngộ độc thuốc lá điện tử, trong đó rất nhiều trường hợp là học sinh, thanh thiếu niên phải cấp cứu do ngộ độc chất ma túy “đội lốt” thuốc lá điện tử này. Hầu hết các ca ngộ độc thuốc lá điện tử nhập viện trong trạng thái co giật, kích thích, vật vã, ảo giác, loạn thần, hôn mê, tổn thương não và nhiều cơ quan khác, để lại di chứng nặng nề với sức khỏe.

TS.BS.Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Gần đây, Khoa chống độc đang điều trị cho hai bệnh nhân trẻ (23 tuổi và 29 tuổi) đều bị ngộ độc nặng sau khi sử dụng thuốc lá điện tử. Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân T.Q.T (23 tuổi, ở Thường Tín, Hà Nội) có tiền sử hút thuốc lá điện tử hai năm nay. Theo lời kể của người nhà, tối ngày 1/12 bệnh nhân có dùng thuốc lá điện tử được cho thêm “thử” hương liệu mới (do shipper giới thiệu), đến 05 giờ sáng ngày hôm sau bệnh nhân lên cơn co giật, sùi bọt mép, co giật toàn thân. Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện tuyến trước nhưng không đỡ, sau đó được chuyển đến Trung tâm Chống độc vào ngày 9/12. Xét nghiệm mẫu thuốc lá điện tử bệnh nhân mang đến phát hiện chất ma túy cần sa tổng hợp là ADB-Butinaca. Trường hợp thứ hai là bệnh nhân L.H.H (29 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội) vào viện vì co cứng chân tay, rối loạn vận động. Bệnh nhân cũng sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử nhiều năm nay. Thời gian gần đây, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận động, run, vã mồ hôi, không điều khiển được động tác.

Theo TS.BS.Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, phần lớn người dân quan niệm thuốc lá điện tử rất đơn giản, không có nicotine gây nghiện. Điều này hoàn toàn sai lầm, bởi thuốc lá điện tử thực chất là các thiết bị điện để nung nóng các hỗn hợp nguyên liệu chứa nhiều hóa chất nhân tạo bên trong, bốc hơi lên để người dùng giải trí. Trong thuốc lá điện tử cóba nhóm nguy cơ gây hại cho sức khỏe là nicotine, hương liệu nhân tạo và ma túy.

Một số mẫu thuốc lá điện tử gây ngộ độc. Ảnh: BVCC

TS.BS Nguyên cũng cho biết, hàm lượng nicotine trong thuốc lá điện tử thậm chí cao gấp rất nhiều lần so với thuốc lá truyền thống, đây là nicotine dạng hóa chất tổng hợp, ở dạng bột nicotine hàm lượng gần như nguyên chất, được bào chế dưới dạng làm cho êm dịu khi hít, nên người dùng sẽ dễ dàng hít với lượng lớn, nhanh chóng bị ngộ độc và sớm nghiện. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới nicotine là một loại ma túy theo đầy đủ ý nghĩa của nó. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh thuốc lá điện làm trầm trọng thêm vấn đề sử dụng thuốc lá thông thường.

Trong thuốc lá điện tử có hàng nghìn hương liệu, các chất phụ gia khác khi được nung nóng ở các nhiệt độ khác nhau mỗi chất sẽ tạo ra các sản phẩm cháy là các hóa chất khác nhau mà chúng ta không thể biết trước được. Nhiều hóa chất trong hơi thuốc lá điện tử đã được chứng minh gây hại cho sức khỏe như bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho, hen, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu, giảm miễn dịch, gây tổn thương AND là các phân tử di truyền, tăng nguy cơ đái đường, bệnh tim mạch…

Nicotine là hóa chất rất độc, trước đây được sử dụng trong thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật nhưng do độc tính cao nên đã bị cấm tại nhiều quốc gia và Việt Nam cũng đã cấm sử dụng.

Hiện nay thuốc lá điện tử là môi trường thuận lợi để ma túy, cần sa thế hệ mới trà trộn và mà rất khó phát hiện. Có thể thấy, thuốc lá điện tử có độc tính và ảnh hưởng đến sức khỏe gấp nhiều lần thuốc lá truyền thống do được cộng hưởng từ ba yếu tố: nicotine, các hóa chất phụ gia và ma túy. Đến nay, đã có 32 quốc gia cấm thuốc lá điện tử, 79 quốc gia quy định quản lý thuốc lá điện tử rất chặt chẽ và 16 quốc gia cấm thuốc lá nung nóng. Trong đó, Trung Quốc đã cấm lưu hành thuốc lá điện tử (cấm tất cả các loại thuốc lá điện tử có hương thơm), còn các nước như: Lào, Thái Lan, Campuchia, Singapore đã cấm hoàn toàn.

“Trung tâm chống độc khẩn thiết đề nghị Quốc hội cần khẩn cấp cấm sản xuất và lưu hành thuốc lá điện tử  ở Việt Nam trước khi quá muộn và mọi việc trở lên không thể kiểm soát”, TS.BS.Nguyễn Trung Nguyên nói. Bởi các hậu quả mà thuốc lá điện tử gây ra không chỉ xảy ra ngay trước mắt mà nó còn đeo bám lâu dài và để lại hậu quả lớn hơn nhiều so với đại dịch COVID-19 vừa qua. Ngay cả việc không hành động gì như hiện nay cũng là sự chậm trễ nguy hiểm vì thuốc lá điện tử đã và đang len lỏi rộng khắp tới học sinh, sinh viên và giới trẻ./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.

Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai xác nhận kết quả xét nghiệm cho thấy đa số các mẫu thực phẩm ở cửa hàng bánh mỳ này có vi khuẩn Salmonella.

10 người phải nhập viện và trong đó có một trường hợp tử vong cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai ngay sau khi ăn món tiết canh dê của bữa cỗ cưới tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.