Chuyện nghề “đo gió, đếm mây”

Dự báo vốn đã là công việc khó khăn và đầy tính may rủi, dự báo thời tiết của những quan trắc viên, dự báo viên khí tượng thủy văn càng khó khăn gấp bội. Dù vậy, những dự báo viên, quan trắc viên đã và đang làm công việc “đo gió, đếm mây” vẫn ngày ngày miệt mài đong đếm, ghi chép để có những con số, những bản tin dự báo chính xác nhất cho người dân cũng như phục vụ sản xuất.

Hằng ngày, dù nắng hay mưa, kể cả giữa lúc có giông bão, các quan trắc viên của Trạm khí tượng Nông nghiệp Ba Vì vẫn phải miệt mài quan sát, cập nhật số liệu, ghi chép cẩn thận. Từ sáng sớm đến đêm, cứ 3 tiếng/lần họ phải ra thăm vườn khí tượng để kiểm tra từng mẫu đất, đong đo từng hạt mưa trong bể chứa... rồi tập hợp số liệu báo về trung tâm.

Hơn 20 năm gắn bó với nghề khí tượng, anh Phùng Hữu Hưởng, Quan trắc viên Trạm khí tượng Nông nghiệp Ba Vì chia sẻ, trong mỗi ca trực, các anh có nhiệm vụ quan trắc và phát báo về những yếu tố khí hậu, thời tiết như: hướng gió, mây, mưa, nắng, tầm nhìn, độ ẩm, nhiệt độ (nhiệt độ đất và không khí)…. Không chỉ đơn giản là đo lấy số liệu thô, các quan trắc viên còn phải tổng hợp, tính toán, mã hóa dữ liệu theo quy ước chung truyền về trung tâm dự báo. Cường độ của công việc theo từng giờ, từng ngày, đặc biệt là trong mùa mưa bão, chính vì thế, người quan trắc viên khi nào cũng tập trung cao độ trong công việc, xử lý chính xác từng con số, bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

Quan trắc viên Phùng Hữu Hưởng ngày ngày miệt mài đong đếm, ghi chép để có những con số, những bản tin dự báo chính xác nhất cho người dân cũng như phục vụ sản xuất.

Để có thể tổng hợp và đưa ra con số dự báo chính xác nhất, tại mỗi trạm quan trắc khí tượng, các quan trắc viên sẽ phải áp dụng nhiều phương pháp quan trắc khác nhau: quan trắc thủ công, quan trắc bằng trực giác của con người, quan trắc bán tự động và quan trắc tự động hoàn toàn… tùy thuộc vào từng yếu tố.

Nhiệm vụ của những người quan trắc viên trên địa bàn Hà Nội ngoài việc đo mây, gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí trên mặt đất, còn phải theo dõi mực nước, lưu lượng nước và lấy mẫu nước để phục vụ cho việc dự báo lũ lụt và chất lượng môi trường...

Anh Hoàng Hiếu, Quan trắc viên Trạm thủy văn Thượng Cát thực hiện quan trắc mực nước và lấy mẫu nước sông Hồng để phục vụ cho việc dự báo lũ lụt và chất lượng môi trường.

Sau khi cập nhật số liệu quan trắc thực đo của các trạm khí tượng thủy văn trên cả nước, các dự báo viên tại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sẽ tổng hợp, tính toán để từ đó đưa ra các bản tin dự báo thời tiết, là cơ sở để mọi ngành, mọi người phòng tránh, giảm nguy cơ thiệt hại do thiên tai.

Các dự báo viên tại Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia tổng hợp, tính toán số liệu để từ đó đưa ra các bản tin dự báo thời tiết.

Hiện nay, điều kiện tác nghiệp đã đầy đủ hơn nhưng nghề khí tượng thủy văn vẫn còn không ít khó khăn, vất vả, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một hiện hữu với tính chất “dị thường hơn, cực đoan hơn”… Tuy vậy, trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, kể cả mưa bão, nắng nóng gay gắt đến thời tiết dị thường, các quan trắc viên vẫn miệt mài thực hiện công việc của mình để mang đến những số liệu chính xác nhất cho công tác dự báo. Những thông tin, số liệu mà các quan trắc viên gửi về góp làm nên bản tin dự báo thời tiết cho người dân, phục vụ xã hội, giúp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Đó chính là niềm vui và nguồn động lực to lớn đối với công việc của các quan trắc viên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.