Chuyến thăm Trung Đông nhiều trọng trách của ngoại trưởng Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Thổ Nhĩ Kỳ, bắt đầu chuyến công du Trung Đông kéo dài khoảng một tuần. Đây là chuyến thăm Trung Đông thứ 4 của ông Blinken kể từ khi cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hamas bùng phát vào tháng 10 năm ngoái. Theo lịch trình, Ngoại trưởng Blinken có cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan và Tổng thống nước chủ nhà Recep Tayyip Erdogan tại Istanbul trong ngày hôm nay để thảo luận về tình hình Gaza. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ thương thảo về những bước cuối cùng để Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo kế hoạch, ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Blinken sẽ tới Hy Lạp và 5 nước Arab gồm Jordan, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Ai Cập, trước khi đến Israel và Bờ Tây để tìm cách ngăn chặn tình hình khu vực leo thang.
Trong khi đó, thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, nỗ lực chấm dứt các cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza. Ngoài ra, ông Haniyeh cũng kêu gọi các nước Arab và Hồi giáo nhấn mạnh với Mỹ rằng sự ổn định ở Trung Đông phải gắn liền với sự cần thiết giải quyết vấn đề Palestine.
Trong cuộc họp báo ngày 5/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller khẳng định các cuộc thảo luận trong chuyến đi Trung Đông của Ngoại trưởng Blinken sẽ không dễ dàng, vì khu vực đang đối mặt với những vấn đề hóc búa và cần phải đưa ra những lựa chọn khó khăn.
Tuy nhiên, trách nhiệm của Washington là phải dẫn đầu các nỗ lực ngoại giao để giải quyết trực tiếp những thách thức này trong bối cảnh sẽ không có nước nào được lợi khi xung đột ở Trung Đông leo thang hơn mức hiện nay.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 4/11 tuyên bố đã hạ sát hàng loạt chỉ huy Hezbollah ở Syria và Liban, bao gồm cả lãnh đạo tình báo và một số chỉ huy cấp cao khác.
Theo thông báo từ Quân đội Hàn Quốc, vào rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo về phía Biển Nhật Bản.
Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.
Các mối đe dọa can thiệp vào chính trường Mỹ trước cuộc bầu cử đang gia tăng cả về cường độ và mức độ, đúng như dự báo của các quan chức tình báo và các nhà phân tích an ninh. Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo rằng các mối đe dọa này tiềm ẩn nguy cơ kích động các cuộc biểu tình bạo lực sau ngày bầu cử 5/11.
Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.
Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.
0