CIA thiết lập mạng lưới gián điệp chống Nga tại Ukraine

New York Times đưa tin Mỹ đã tài trợ và tổ chức một mạng lưới căn cứ bí mật trên lãnh thổ của Ukraine, biến Kiev thành một phần của “liên minh bí mật” chống lại Moscow.

Theo tờ New York Times, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã hỗ trợ Ukraine xây dựng 12 căn cứ bí mật dọc biên giới Nga trong hơn một thập kỷ, kể từ cuộc đảo chính Maidan năm 2014. Đây là nơi thu thập mọi loại thông tin về Nga, cũng như điều phối các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và mạng lưới điệp viên hoạt động ở nước Nga. Các phóng viên New York Times đã đến thăm một căn cứ hoạt động tiền phương như vậy nằm trong một boongke dưới lòng đất. Họ cho biết nơi này được sử dụng để nghe lén thông tin liên lạc quân sự của Nga và giám sát các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào lãnh thổ Nga.Theo một quan chức tình báo cấp cao của Ukraine, tướng Sergey Dvoretsky, CIA đã đặc biệt trang bị cho căn cứ các thiết bị liên lạc, máy chủ máy tính lớn, đồng thời cho biết thêm, các boongke được sử dụng để đột nhập vào các vệ tinh của Nga, Belarus và Trung Quốc.

Tờ New York Times cho biết CIA và các cơ quan tình báo khác của Mỹ cũng cung cấp cho Ukraine thông tin về hoạt động di chuyển của quân đội Nga cũng như các cuộc tấn công tên lửa xuyên suốt cuộc xung đột đang diễn ra giữa Moscow và Kiev. Sự hợp tác tích cực giữa các cơ quan tình báo của Mỹ và Ukraine đã bắt đầu ngay sau khi cuộc đảo chính Maidan năm 2014 nổ ra và Kiev đã trở thành “một trong những đối tác tình báo quan trọng nhất của Washington để chống lại Điện Kremlin”.Vào năm 2015, trong một cuộc họp với phó trưởng trạm CIA ở Kiev, người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Ukraine khi đó, tướng Valery Kondratiuk đã bàn giao một bộ hồ sơ tuyệt mật, bao gồm thông tin về Hạm đội phương Bắc của Hải quân Nga và các thiết kế tàu ngầm hạt nhân.

Một năm trước đó, người đứng đầu Cơ quan An ninh nội địa Ukraine (SBU), Valentin Nalivaichenko, người được chính quyền hậu đảo chính bổ nhiệm, đã tiếp cận các giám đốc CIA và MI6 địa phương, nhằm tìm kiếm mối quan hệ đối tác ba bên và yêu cầu họ giúp ông xây dựng lại hệ thống của mình từ đầu. Năm 2016, CIA bắt đầu huấn luyện một lực lượng biệt kích tinh nhuệ người Ukraine được gọi là Đơn vị 2245. Theo New York Times, tướng Kirill Budanov, người hiện đứng đầu Tổng cục Tình báo quân đội Ukraine, cũng là cựu thành viên của Đơn vị 2245 do CIA đào tạo.

Các điệp viên Mỹ cũng đào tạo chuyên môn cho các thành viên của Tổng cục Năm (Fifth Directorate) - một đơn vị bán quân sự do Kiev thành lập để chống lại Nga. New York Times cho biết, các thành viên của Tổng cục Năm đã tham gia vào một số vụ ám sát cấp cao ở Donbass (Ukraine), bao gồm cả vụ ám sát chỉ huy Arsen Pavlov (bí danh Motorola), trong thang máy vào năm 2016.Các đặc vụ tình báo Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng trong động thái của Kiev trước chiến dịch quân sự của Nga vào tháng 2/2022. 

Nguồn: RT

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Tài chính Israel, Bezalel Smotrich cho biết mặc dù nền kinh tế Israel đang chịu sức ép, nhưng vẫn có khả năng phục hồi. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng kinh tế Israel sẽ phải trả giá đắt khi xung đột lan rộng.

Ngày 4/10, trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Tài chính (FT), cựu Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thừa nhận liên minh quân sự này đã vượt qua ranh giới đỏ của Nga.

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga đang tích cực tăng cường sự hiện diện ngoại giao tại châu Phi, với kế hoạch thành lập đại sứ quán tại Niger, Sierra Leone và Nam Sudan.

Hôm qua (4/10), liên quân Mỹ-Anh đã tiếp tục mở lại các cuộc không kích dữ dội vào nhiều mục tiêu của lực lượng Houthi ở Yemen. Thông tin ban đầu cho biết, các cuộc oanh tạc gây thương vong lớn, song chưa rõ số lượng cụ thể.

Truyền thông Liban đưa tin, máy bay chở 55 tấn hàng viện trợ và thuốc men y tế đã tới nước này. Đây là nỗ lực cung cấp viện trợ do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Văn phòng cao Ủy nhân quyền Liên hợp quốc (UNHCR) phối hợp thực hiện.

Đã nhiều ngày sau khi siêu bão Helene đi qua, nhưng hàng chục nghìn cư dân tại bang Bắc Carolina (Mỹ) vẫn sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt.