Cơ chế đặc thù cho nông nghiệp Thủ đô

Luật Thủ đô, với nhiều cơ chế đặc thù, sẽ tháo gỡ những khó khăn trong chính sách phát triển nông nghiệp, hướng tới nền nông nghiệp đô thị bền vững, hiện đại gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp sinh thái.

Để phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái, cần cho phép xây dựng một phần trên đất nông nghiệp làm cơ sở lưu trú, tạo điểm tham quan nghỉ dưỡng cho du khách. Điều này trước đây là không được phép, tuy nhiên Luật Thủ đô sẽ tháo gỡ khó khăn này cho các doanh nghiệp đầu tư vào mô hình du lịch nông nghiệp sinh thái.

Anh Vương Đắc Lộc, Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp xứ Đoài (xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai) cho rằng: “Nếu mà khai thác du lịch đương nhiên hạ tầng đón khách và tiếp khách phải có. Nếu mà luật mới ra quy định rõ ràng, chẳng hạn cho phép thực hiện nhà xưởng chế biến, hoặc là phát triển mô hình kinh tế mới của nông nghiệp, thì sẽ thúc đẩy người dân phát triển theo hướng như vậy”.

Để phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái, cần tạo điểm tham quan nghỉ dưỡng cho du khách.

Hà Nội sẽ có những chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ bảo quản chế biến, phát triển nông nghiệp sinh thái, giải phóng mặt bằng, tiền thuê đất.

Đây được coi là bước đột phá nhằm kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm.

Hà Nội sẽ có những chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ bảo quản chế biến.

Trước đây, phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp du lịch sinh thái vẫn còn nhiều vướng mắc về nhân lực, nguồn vốn, chính sách ruộng đất, thì nay Luật Thủ đô được thông qua sẽ là cú hích cho nông nghiệp.

Luật Thủ đô được thông qua sẽ là cú hích cho nông nghiệp.

Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, cho hay: “Với nông nghiệp, sẽ tổ chức phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tập trung, nông nghiệp sinh thái kết hợp chăn nuôi thủy sản và tỷ lệ mặt nước tạo ra điều hòa không khí, cảnh quan, ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn và nông nghiệp hữu cơ để tạo ra những giá trị sản phẩm nông nghiệp cao nhất”.

Luật Thủ đô đã đề xuất cơ chế đặc thù để chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang các loại đất nông nghiệp khác; tích tụ, tập trung đất đai, huy động góp vốn bằng đất nông nghiệp vào các đơn vị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái.

Mặt khác, Luật Thủ đô khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn với chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, công nghệ cao, sinh thái.

Đây là cơ sở pháp lý để Hà Nội phát huy tiềm năng, lợi thế, xây dựng Thủ đô văn hiến, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 7/9, trao đổi với báo chí về tình hình ứng phó với cơn bão số 3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết đã trực tiếp gọi điện chỉ đạo 30/30 bí thư quận, huyện, thị ủy tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, bằng mọi biện pháp phải tiếp tục theo sát tình hình để bảo đảm an toàn cho dân.

Công an thành phố (CATP) Hà Nội đề nghị người dân hạn chế đi lại trong thời gian cơn bão số 3 đi vào miền Bắc.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa bão ngay trong đêm.

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội đã dừng chạy để đảm bảo an toàn. Các tuyến xe buýt cũng đã dừng chạy.

Tính đến 15h chiều 7/9, đã có gần 540 cây xanh ở Hà Nội bị đổ, gãy do ảnh hưởng của bão số 3. Các cán bộ, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã và đang nhanh chóng xử lý tại hiện trường.

Từ 20 giờ tối 7/9, bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, khoảng một tiếng sau đó tâm bão quét qua khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.