Cô gái 22 tuổi bị lừa bán sang Myanmar

Khoảng cuối tháng 7/2023, anh P.Đ.T., trú tại Thanh Xuân, Hà Nội nhận được tin từ chú ruột ở huyện Ba Vì, Hà Nội, nhờ trình báo công an về việc con gái bị lừa bán sang Myanmar.

Anh T. nhanh chóng dùng tài khoản Facebook cá nhân để nhắn tin cho chị V.A. (sinh năm 2002) là con gái của chú anh T., hy vọng tìm được manh mối về đối tượng đã dụ dỗ và lừa bán chị A.

May mắn, chị A. đã phản hồi, tuy nhiên do anh T. cho biết sẽ trình báo công an để tìm cách giải cứu. Thiếu nữ 22 tuổi hoảng sợ, không những không cung cấp thông tin liên quan tới người lừa bán mình, mà còn yêu cầu gia đình giữ kín chuyện vì sợ đối tượng đe doạ giết chết, không có cơ hội về quê hương.

Khi người thân gặng hỏi về nơi sinh sống, làm việc của mình tại Myanmar, chị V.A. có gửi vị trí qua tin nhắn trên Facebook. Thông tin này sau đó cũng được anh T. cung cấp lại cho cơ quan cảnh sát điều tra.

Trước đó, nạn nhân gọi điện thoại về cho gia đình ở huyện Ba Vì thông báo đang ở nước ngoài, do một người phụ nữ Việt Nam lừa rủ đi, mục đích là tìm việc lương cao. Đối tượng này đã dẫn chị A theo đường rừng, khi đi chị A. không mang theo bất cứ giấy tờ tuỳ thân nào. Quá lo lắng, bố chị A. đã nhờ người liên hệ trình báo công an nhưng bị cô gái can ngăn.

Cô gái 22 tuổi bị lừa bán sang Myanmar (ảnh minh hoạ).
Cô gái 22 tuổi bị lừa bán sang Myanmar (ảnh minh hoạ).

Tháng 9/2023, chị V.A. đã chuyển về gia đình số tiền là 30 triệu đồng và thông báo rằng đang công tác tại Myanmar, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về công việc, đối tượng và địa điểm làm việc.

Mặc dù con gái đã yêu cầu gia đình không tiết lộ thông tin ra ngoài và không báo cáo cho công an nhưng lo ngại về an toàn tính mạng của con, gia đình vẫn quyết định đưa vụ việc lên cơ quan chức năng.

Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã gửi công văn đến Cục Đối ngoại - Bộ Công an, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an và Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an để đề xuất hợp tác với Cảnh sát Myanmar, tiến hành xác minh, giải cứu và đưa nạn nhân về nước.

Cơ quan công an cũng thông tin rằng thường các nạn nhân bị bán vào các khu làm việc tập trung, được phép sử dụng điện thoại và Internet trong điều kiện có giới hạn. Ngoài ra, khu vực này thường có bảo vệ canh gác sử dụng vũ khí, khiến cho nạn nhân không dễ dàng bỏ trốn.

Những người bị bán vào đây thường phải tiếp tục lừa dối người khác, để tránh bị đánh đập. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thị trấn Kiến Xương (Kiến Xương,Thái Bình) vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

5 tổ công tác đặc biệt của Công an Hà Nội đã đồng loạt xuống đường làm nhiệm vụ. Các tổ công tác đặc biệt này có nhiệm vụ chính là tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự, an toàn giao thông - nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông.

Mũ bảo hiểm là thứ không thể thiếu khi tham gia giao thông, nhưng những chiếc mũ kém chất lượng lại là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều người. Nếu chẳng may xảy ra tai nạn, những chiếc mũ bảo hiểm giá rẻ không chỉ vô dụng mà thậm chí còn gây hại cho chính người sử dụng.

Hình ảnh vụ tai nạn trên cầu Nhật Tân (Hà Nội) được chia sẻ trên nhóm Facebook về giao thông mới đây thu hút hàng trăm bình luận. Trong đó, phần lớn các ý kiến bày tỏ bức xúc trước việc những người đạp xe dàn ngàng ngang trên đường.

Ngày 19/5, Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã hoàn tất hồ sơ xử lý vi phạm hành chính đối với N.Đ.A (sinh năm 2008 ở phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) về hành vi đăng tải thông tin không đúng sự thật, bôi xấu hình ảnh lực lượng công an nhân dân trên mạng xã hội.

Thông tin từ Cục CSGT, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, đã ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội gây rối trật tự công cộng. 4 người bị khởi tố liên quan đến vụ đỗ ô tô giữa đường và di chuyển dàn hàng ngang để chụp ảnh hồi tháng 4 vừa qua.