Cô gái nặng 160kg nguy kịch vì sốt xuất huyết

Tình trạng bệnh nhân thừa cân, béo phì nhập viện do sốt xuất huyết ở các bệnh viện đang gia tăng. Với những trường hợp này, nguy cơ biến chứng cao, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội) đang điều trị cho một bệnh nhân nữ (19 tuổi) nặng gần 160kg bị sốt xuất huyết. Bệnh nhân này vào viện trong tình trạng sốt cao, hôn mê, khó thở, suy hô hấp.

Từ đầu tháng 10, khi thấy sốt tới ngày thứ 3 không giảm, bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang trong tình trạng sốt cao, lơ mơ, khó thở, tím môi, chỉ số SpO2 giảm về còn 75% (bình thường từ 95 trở lên). 

Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết kèm suy hô hấp và nhiễm khuẩn huyết tụ cầu.

Cô gái mới 19 tuổi nhưng cân nặng gần 160kg. Vào viện, bệnh nhân tiếp tục sốt cao, thở khò khè, toan hô hấp nặng.

Nữ bệnh nhân được thở oxy mask những ngày đầu vào viện. Ảnh: O.T

"Thể trạng bệnh nhân quá béo, lớp mỡ dày làm hạn chế co giãn lồng ngực, hạn chế thông khí phổi, tăng sức cản trở đường thở làm đẩy nhanh tình trạng suy hô hấp." - TS. Trần Thị Oanh, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết. 

Cách đây một năm, nữ bệnh nhân từng bị viêm phổi, phải thở máy và điều trị kéo dài 3 tháng. Vì thế, với trường hợp này, nếu đặt ống nội khí quản thì tiên lượng cai thở máy, rút ống sẽ rất khó khăn. Sau khi cân nhắc, bệnh nhân được chỉ định thở oxy qua mặt nạ (mask) và điều trị bằng kháng sinh.

"Cơ thể bệnh nhân đáp ứng tốt với kháng sinh và phác đồ điều trị, tiểu cầu được nâng dần lên. Nhìn đôi mắt bệnh nhân ánh lên sự tươi tắn qua mask thở, chúng tôi rất vui" - BS Oanh chia sẻ.

Sau 10 ngày được điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân ổn định, tiếp tục theo dõi tại viện.

Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, từ tháng 10 đến nay, lượng bệnh nhân sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị nội trú luôn dao động từ 100 - 150 người/ngày, 70% bệnh nhân nhập viện khi có dấu hiệu cảnh báo.

Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ sốc do sốt xuất huyết ở trẻ có cân nặng bình thường khoảng 4,6%, thì ở trẻ béo phì lên đến gần 15%. Nguyên nhân là trẻ béo phì bị rối loạn chuyển hóa mỡ, đạm, đường, điện giải, rối loạn nhịp thở, rối loạn miễn dịch...

Do đó, trẻ béo phì bị sốt xuất huyết phải được nhập viện theo dõi. Bởi nếu các bé bị sốc sốt xuất huyết, việc điều trị rất khó khăn, trẻ dễ tử vong. Thực tế, các cơ sở y tế từng ghi nhận không ít trường hợp tử vong vì mắc sốt xuất huyết trên nền béo phì.

Tiến sĩ Oanh lưu ý: "Người béo phì mắc sốt xuất huyết dễ dẫn đến biến chứng nặng. Đây là đối tượng thuộc nhóm miễn dịch kém hơn và thường đi kèm các bệnh nền khác như: Tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường... Bệnh nhân dễ bị bội nhiễm, khiến bệnh tiến triển nặng hơn như suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, thận. Thời gian điều trị sẽ lâu, phức tạp hơn bình thường."

Ngoài ra, người béo phì khó có thể lấy ven hay thưc hiện các kỹ thuật cấp cứu, hồi sức khác. Khó khăn nhất trong điều trị cho nhóm này là điều chỉnh lượng dịch truyền phù hợp với thể trạng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.