Cô giáo mầm non - Nghề đặc biệt, mang tình yêu đặc biệt
Bởi nghề giáo viên mầm non là một nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc và hơn hết đây là nghề làm vì “tình yêu”, vừa yêu nghề vừa yêu trẻ.
Tốt nghiệp trường sư phạm mẫu giáo, cô giáo Nguyễn Thị Duyên, giáo viên trường 10/10, huyện Hoài Đức đã có hơn chục năm gắn bó với nghề. Cô tâm sự: “Có lẽ, ít ai hiểu và cảm nhận được nghề giáo viên mầm non – công việc thường được gọi là “ôsin có bằng cấp”. Giáo viên thường kiêm nhiệm đồng thời các vai trò: giáo viên, diễn viên, nghệ sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ, thậm chí là lao công, tạp vụ… để chăm sóc lớp học hơn hai mươi học sinh”.
Cô Thu Thủy- Hiệu trưởng trường Mầm non 10/10 chia sẻ: “ Nghề này không chỉ có dạy văn hóa, dạy chữ mà còn phải trở thành tạp vụ chăm sóc cho trẻ từ miếng ăn, giấc ngủ. Nếu có không may khó kiềm chế mà quát mắng trẻ thì ngày hôm sau sẽ có phụ huynh đứng trước cửa chờ giải trình. Nghe mới thấy cái nghề này không đơn giản và cũng áp lực không kém các nghề khác. Đặc biệt, khi các cô giáo cả ngày làm việc vất vả, đồng lương lại ít ỏi không đủ chăm lo cho gia đình, từ đó khiến nhiều người có đôi lúc cũng nản lòng. Nói chung là khá áp lực nhưng các giáo viên trong trường vì tình yêu con trẻ nên các cô vẫn gắn bó với cái nghề “nuôi dạy hổ” này”.
Với cô Nguyễn Thị Ngọc, hiệu trưởng trường mầm non Hoa Sen, huyện Hoài Đức, niềm vui dạy học được nhìn nhận dưới nhiều góc độ: niềm vui khi được dõi theo những thế hệ học trò mình được gắn bó, ngắm nhìn đôi mắt long lanh của trẻ thơ đầy khát vọng, say sưa nghe cô giảng bài;… Đó còn là niềm vui khi nhìn thấy sự tiến bộ của các em và nét rạng rỡ của phụ huynh mỗi buổi đón con về”.
Thời gian qua, có không ít trường hợp bạo hành trẻ mầm non diễn ra trên khắp cả nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và thể chất của các em, lòng tin của các bậc phụ huynh. Hình ảnh về nghề cũng vì thế mà thay đổi theo chiều hướng không tốt.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cô giáo ngày đêm chăm sóc các em nhỏ, miệt mài học hỏi, tìm kiếm và sáng tạo những tiết học hay. Bà Nguyễn Thị Phương Hoa- hiệu trưởng trường mầm non Sơn Đồng huyện Hoài Đức cho biết: “Sự cống hiến, tận tụy với nghề của những giáo viên mầm non tâm huyết vẫn đáng để trân trọng, đặc biệt khi áp lực và cường độ làm việc là rất lớn”.
Trường mầm non được xem là môi trường giáo dục đầu tiên, trẻ ở độ búp măng là tương lai của xã hội. Giáo viên mầm non không chỉ là người truyền đạt nhận thức mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Hành động, lời nói, hình ảnh cô sẽ đi theo trẻ suốt cả chặng đường đời.Trước khó khăn, thử thách trong cơ chế thị trường, đôi lúc các cô không khỏi nản lòng, mệt mỏi. Nhưng sau tất cả những điều đó, lý do gắn bó với nghề các cô luôn mỉm cười chia sẻ, đó chính là ánh mắt, nụ cười và sự tiến bộ mỗi ngày của các thiên thần nhỏ./.
Trong kế hoạch liên ngành năm học 2024-2025 của Sở Y tế và Sở GD&ĐT Hà Nội, các nhà trường tổ chức khám sức khỏe cho học sinh, giáo viên ít nhất 1 lần/năm, các trường hợp mắc bệnh được thông báo cho gia đình học sinh để phối hợp chuyển tuyến điều trị.
Không chỉ nhiều trường tốp đầu bỏ phương thức xét tuyển từ học bạ mà các trường tốp giữa cũng giảm dần chỉ tiêu từ phương thức này.
Để học sinh không lơ là học tập, trường đại học sẽ không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước 31/5, theo đề xuất của lãnh đạo Bộ Giáo dục.
Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy (TSA) trong tháng 1-4/2025 với khoảng 75.000 lượt thi, tăng 25.000 lượt so với năm ngoái.
STEAM for Vietnam, UNICEF Việt Nam, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Tổ chức Scratch và Đại học Bách Khoa Hà Nội vừa phối hợp tổ chức sự kiện STEAMese Festival 2024 với chủ đề “Phiêu lưu đến thế giới 3000 - Khơi nguồn sáng tạo và định hình tương lai cùng STEAM”.
Bộ Giáo dục Singapore muốn lan tỏa giá trị của nền giáo dục Singapore rộng rãi hơn với các cộng đồng học sinh tài năng của Việt Nam thông qua Triển lãm Khối Đại học công lập và Học bổng ASEAN, lần đầu tiên diễn ra tại TP.HCM và Hà Nội.
0