Cơ hội an cư của người thu nhập thấp

Luật Nhà ở sửa đổi năm 2023 đã được thông qua. Về cơ bản Luật vẫn kế thừa hầu hết Luật Nhà ở năm 2013, song những điểm mới được bổ sung được kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ tốt vào chiến lược phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam, nhiều người thu nhập thấp sẽ có cơ hội mua nhà ở xã hội.

Khi Luật nhà ở 2023 đã bỏ điều kiện về nơi cư trú khi mua nhà ở xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc từ nay khi mua nhà ở xã hội người dân không cần đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên tại địa phương nơi có công trình nữa. Bởi tại Hà Nội những người mong muốn mua nhà ở xã hội đa phần là lao động nhập cư, người thu nhập thấp, công nhân không có nhà nên không thể đăng ký thường trú và chủ yếu đi thuê trọ. Họ thường xuyên thay đổi nơi ở nên thời gian tạm trú trên một năm không đáp ứng được. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều hồ sơ mua nhà ở xã hội bị rớt ngay vòng đầu.

Chị Vũ Thị An - thôn Lai Xá, Xã Kim Trung, huyện Hoài Đức cho biết: "Luật mới giảm thủ tục không cần thiết nhất là nơi cư trú, điều này giúp người dân có cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội. Nhiều người không phải lo lắng về việc hộ khẩu của mình ở đâu miễn bạn là công dân Việt Nam, đáp ứng đầy đủ điều kiện mua nhà ở xã hội".

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết: "Quy định cũ về điều kiện cư trú làm khó người dân, không còn phù hợp với Luật Cư trú và làm phát sinh thủ tục không cần thiết. Luật nhà ở 2023 bỏ quy định này là rất hợp lý phù hợp với thực tế dịch chuyển lao động, thu hút trình độ và tay nghề cao giữa các vùng miền địa phương hiện nay".

Ngoài việc tháo gỡ nơi cư trú thì Luật Nhà ở sửa đổi 2023 còn bổ sung hai nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về NƠXH. Đó là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật, học sinh trường dân tộc nội trú công lập và doanh nghiệp và hợp tác xã. Thứ hai là doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp. Việc mở rộng đối tượng mua nhà sẽ giúp tăng thành khoản cho dự án nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó Luật Nhà ở sửa đổi 2023 cũng có những điểm cộng đối với quỹ đất riêng để phát triển nhà ở xã hội như: chủ đầu tư không bắt buộc phải xây dựng nhà ở xã hội bên trong các dự án thương mại và có thể lựa chọn các phương án thay thế như bố trí quỹ đất nhà ở xã hội bên ngoài dự án thương mại hoặc đóng tiền cho chính quyền địa phương.

Như vậy, các chủ đầu tư có thể linh hoạt hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ phát triển nhà ở xã hội. Chủ đầu tư được miễn tiền sử dụng đất (TSDD), tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất của dự án. Ngoài ra chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính TSDĐ, tiền thuê đất được miễn và không phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn TSDĐ, tiền thuê đất. Điều này sẽ giúp rút ngắn thủ tục đối với các chủ đầu tư dự án NOXH. Luật Nhà ở sửa đổi 2023 sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025, hy vọng những điểm mới này sẽ góp phần thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội để giấc mơ an cư của người thu nhập thấp thành hiện thực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau một thời gian tăng giá chóng mặt, khiến thị trường chao đảo, người dân 'choáng váng' thì đến thời điểm hiện tại, giá chung cư tại Hà Nội đã dần có sự điều chỉnh trở về với giá trị thực. Những mức giá cao ngất, phi lý trước đây của phân khúc này đã không còn được tiếp tục 'bơm thổi' mà buộc phải quay đầu. Sự đảo chiều bất ngờ nhưng đúng quy luật này chính chỉ là chỉ dấu cho thấy cơn sốt giá chung cư ảo ở Hà Nội đã hạ nhiệt.

Việc tập trung đầu tư hạ tầng giao thông một cách bài bản và đồng bộ đã ngày càng kéo gần khoảng cách bờ Đông sông Hồng với trung tâm thành phố. Vì thế, khu vực phía Đông Thủ đô thu hút nhiều dự án bất động sản, dẫn đầu làn sóng chuyển cư “làm trong phố, sống ngoại ô” của người dân Hà Nội.

Các quận, huyện của Hà Nội đã tích cực rà soát quy hoạch, xây dựng hạ tầng các vị trí đất đấu giá có nhiều tiềm năng, gần các trục đường giao thông, phù hợp với quy hoạch chung để thu hút người dân và các nhà đầu tư.

Liên quan đến công tác lập quy hoạch chi tiết cải tạo chung cư cũ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết đến thời điểm hiện tại mới chỉ có quy hoạch chi tiết Khu tập thể Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) gửi về Sở lấy ý kiến trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt.

Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú 2020 đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ công dân có thể dùng khi đăng ký thường trú.

Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bám sát Luật Đất đai 2024. Vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục hoàn thiện để sát với thực tế.