Cơ hội bứt phá cho nền kinh tế EU

Trong bối cảnh nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) đang bị bủa vây bởi hàng loạt thách thức, việc tăng cường ký kết các thỏa thuận thương mại tiếp thêm sức mạnh giúp liên minh 27 thành viên duy trì đà tăng trưởng bền vững và củng cố vị thế trên trường quốc tế.

Trong nỗ lực mở rộng mạng lưới hợp tác kinh tế, thời gian qua, EU đã thúc đẩy ký kết thỏa thuận thương mại với nhiều nước, trải dài khắp các châu lục trên thế giới.

Sau hàng thập niên bị đình trệ, năm 2023, EU đã khởi động lại các cuộc đàm phán FTA với Thái Lan, nền kinh tế năng động tại Đông Nam Á.

Hai bên dự kiến tổ chức vòng đàm phán thứ 2 vào cuối tháng 1/2024 với mục tiêu hoàn tất hiệp định vào năm 2025.

Cơ hội bứt phá cho nền kinh tế EU

Trong khi đó, cuối tháng 11 vừa qua, Hội đồng châu Âu cũng thông qua FTA với New Zealand, đồng thời tuyên bố hiệp định này có thể có hiệu lực vào đầu năm 2024 sau khi được Wellington phê chuẩn.

Ủy ban châu  Âu (EC) nhấn mạnh, những bước đi này khẳng định tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong chính sách thương mại của EU, đồng thời giúp củng cố hơn nữa vị thế của EU tại khu vực đang được xem là tâm điểm của tăng trưởng kinh tế thế giới này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thị trường chứng khoán phiên sáng nay (15/5) giao dịch trong biên độ hẹp giống như hai phiên trước, khi chưa có nhóm ngành nào đủ mạnh để dẫn dắt chỉ số. Trong khi đó, dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường mạnh hơn trong phiên chiều, đẩy chỉ số chính tăng mạnh.

Gần đây, giá vàng miếng liên tục biến động với các đỉnh giá mới và có dấu hiệu khó kiểm soát. Chuyên gia nhận định nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ tác động xấu đến nền kinh tế.

Tổng cục Hải quan vừa ban hành kế hoạch chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới.

NHNN cho biết sẽ tiếp tục tổ chức bán đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày 16/5. Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc là 87,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới phục hồi trong phiên giao dịch hôm qua nhờ đồng đô la Mỹ và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, sau khi số liệu cho thấy lạm phát đang giảm chậm hơn nhiều so với dự báo và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng sẽ phải duy trì lãi suất cao trong thời gian dài.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân bốn tháng đầu năm tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, gần bằng cận dưới của mục tiêu lạm phát cả năm từ 4% - 4,5%.