Cơ hội cho môi giới BĐS phát triển lành mạnh hơn

Luật Kinh doanh Bất động sản mới quy định ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, cá nhân hành nghề môi giới phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản. Điều này sẽ có tác động lớn đến bộ phận môi giới BĐS tự do. Trong bối cảnh thị trường trầm lắng, môi giới thất nghiệp khá nhiều thì việc quy định siết chặt hơn sẽ tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực môi giới.

Trong giai đoạn từ năm 2021 đến nửa đầu năm 2022, thị trường BĐS chứng kiến hàng loạt cơn sốt đất ảo mà phần lớn nguyên nhân là do một bộ phận môi giới BĐS tự đẩy giá. Những bài đăng rao bán cắt lỗ sâu, chủ nhà cần tiền bán gấp hay rao bán đất ngân hàng thanh lý… là những chiêu trò phổ biến nhất. Giai đoạn này cũng ghi nhận con số khoảng 90% môi giới không có chứng chỉ hành nghề. Do đó dẫn đến tình trạng nhiều môi giới BĐS có hành vi găm đất, thổi giá tạo sốt ảo gây lũng đoạn thị trường, nhiều môi giới còn trực tiếp hoặc tiếp tay cho chủ dự án, lừa đảo khách hàng, làm ảnh hưởng uy tín các chủ đầu tư chân chính.

Ông Nguyễn Hữu Thuận - Công ty BĐS Trung Thảo cho biết: "Trong những năm 2021-2022 có rất nhiều người như bọn tôi nói là nghề cò đất. Ai cũng học cò đất, đi ra đến đầu ngõ cho đến bà bán quán nước hoặc đi đâu cũng thấy anh em quán cafe, quán trà đá cũng giới thiệu đất. Mọi người cũng không biết định giá cũng không biết phân tích, không biết tìm hiểu để môi giới tư vấn cho những khách hàng mua. Nên những người không có chứng chỉ hành nghề và không có chuyên môn sâu cũng làm bóp méo thị trường".

Ông Nguyễn Hữu Thuận - Công ty BĐS Trung Thảo

Trước thực trạng này, nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động môi giới BĐS, ngày 28/1/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS trong một số trường hợp như: “Không có chứng chỉ hành nghề, không có quy chế hoạt động sàn giao dịch, thu các loại phí kinh doanh dịch vụ mà pháp luật không quy định, rao bán BĐS không đủ điều kiện, không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ hồ sơ, thông tin về BĐS”…Tuy nhiên mới chỉ hạn chế được phần nào.

Theo thống kê, tại Hà Nội, đội nghũ môi giới hoạt động chuyên nghiệp, hoạt động thường xuyên tại các sàn giao dịch chỉ khoảng 50% còn lại là nghiệp dư "tay ngang" chuyển nghề khi thị trường BĐS tăng nóng. Do vậy việc Luật Kinh doanh BĐS 2023 tiếp tục đưa ra quy định siết chặt hoạt động môi giới tự do được xem như một biện pháp hữu hiệu nhằm lành mạnh hóa thị trường. Theo đó, ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, cá nhân môi giới phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết: "Rõ ràng như vậy sẽ tốt hơn cho thị trường và không có gì gọi là khó khăn cho các nhà môi giới vì khi đó môi giới buộc phải học, phải chuyên nghiệp và như vậy rõ ràng khi người ta đã học rồi thì sẽ có kinh nghiệm, có bài bản thì rõ ràng. Chúng tôi cho rằng người ta sẽ làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn".

Cơ hội cho môi giới BĐS phát triển lành mạnh hơn

Tuy nhiên trên thị trường ghi nhận nhiều trường hợp cá nhân môi giới đầy đủ chứng chỉ hành nghề, chuyên môn vững vàng, hoạt động lâu năm, uy tín và có một lượng khách hàng nhất định nhưng không thuộc một doanh nghiệp nào cả. Bởi có thể do nhu cầu cá nhân thích làm việc tự do hoặc môi giới chỉ là nghề tay trái. Bên cạnh đó thị trường ảm đạm, khó khăn thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch phá sản.

Như vậy, việc siết chặt hoạt động của môi giới là cần thiết để đảm bảo tính minh bạch của thị trường. Tuy nhiên bên cạnh đó cần phải có hướng giải quyết hợp lý, phát triển thị trường và khuyến khích, mở rộng thêm các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch để đảm bảo việc làm cho môi giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Đông Anh và Gia Lâm chuẩn bị lên quận đã tạo động lực để bất động sản tại hai khu vực này tăng cao.

Transit Oriented Development (TOD), mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, là tương lai phát triển của TP.HCM. Đây cũng được xem là chìa khóa phát triển không gian đô thị, đồng thời hứa hẹn tạo cú hích bứt phá cho bất động sản xung quanh tuyến Metro và vành đai.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Quý I/2024, tỷ lệ lấp đầy các trung tâm thương mại khởi sắc, vượt mức trên 90% với giá thuê duy trì mức tăng trưởng tốt.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, số thu về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản giai đoạn 2017-2022 đều tăng so với số thu của năm trước liền kề, tuy nhiên từ cuối năm 2023 đến nay lại giảm mạnh.

Sáng 14/5, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM: Thực trạng và giải pháp”.