Cơ hội cho nông sản Việt sang Nhật

(HanoiTV) - Nhằm mở rộng thị trường cho nông sản Việt, ngày 30/6, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm tiêu dùng Việt Nam - Nhật Bản.

Đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng khác và sản phẩm y tế Việt Nam có cơ hội giao thương trực tuyến, kết nối với các nhà nhập khẩu Nhật Bản.

Thời gian qua, ngành nông sản, thực phẩm của Việt Nam đã có những bước phát triển khởi sắc. Việt Nam đang trở thành trung tâm cung ứng hàng hóa nông sản, thực phẩm dồi dào ở châu Á cho thế giới. Nhiều sản phẩm của Việt Nam đang được chú trọng cải tiến, nâng cao chất lượng, hình thức và giá trị gia tăng với giá cả cạnh tranh, chắc chắn đáp ứng được tốt hơn các nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của doanh nghiệp và người dân Nhật Bản.

Việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm đi kèm với nâng cao năng lực chế biến, đưa thương hiệu hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam ra thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng sẽ góp phần tiếp tục khẳng định vị thế của nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mở cửa thị trường nông sản.

Vải thiều Bắc Giang đã xuất khẩu sang Nhật

Đây là điều kiện thuận lợi và cũng là cơ hội thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa 2 nước, tăng cường hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, hợp tác trao đổi kinh nghiệm chuyên gia, hợp tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới.

Không chỉ có nhu cầu lớn đối với mặt hàng nông sản, thực phẩm, Nhật Bản cũng có nhu cầu lớn đối với sản phẩm y tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 chưa chấm dứt. Vì vậy, nhu cầu mua các sản phẩm y tế còn cao. Hiện Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất mặt hàng phòng, chống dịch Covid-19, như: khẩu trang, găng tay y tế, kính bảo hộ y tế, quần áo phòng dịch.

Việc tham gia giao thương không chỉ là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho doanh nghiệp nông sản, thực phẩm mà còn giúp các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng phòng, chống dịch Covid-19 có điều kiện tìm hiểu thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo cam kết của các nước thành viên CPTPP, ngay sau khi hiệp định này có hiệu lực, Nhật Bản xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam bao gồm: Cà phê (rang, xay, hòa tan), tiêu, điều và các gia vị khác; một số loại rau hoa quả (hoa tươi, quả nhiệt đới, rau: hành, tỏi, nấm, dưa chuột), sản phẩm hoa quả chế biến, đóng hộp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngành tài chính dự kiến số thu từ thuế thu nhập cá nhân khoảng 160.000 tỷ đồng, tuy nhiên, theo thông tin từ Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), số thu từ thuế thu nhập cá nhân cả năm ước thực hiện là 189.000 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Công Thương dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, trong quý IV/2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,5 tỷ USD.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.

Năm 2024, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp Việt Nam ghi nhận tổng giá trị phát hành đạt tới 443.000 tỉ đồng, tăng mạnh so với mức 311.240 tỷ đồng của năm 2023.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tháng 12/2024, có trên 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên phạm vi cả nước, tăng 14% so với tháng 11.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước ngày 7/1 đồng loạt được điều chỉnh giảm.