Cơ hội xuất khẩu sản phẩm tươi sống sang Singapore

Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore Cao Xuân Thắng vừa dẫn đoàn công tác của Singapore đến thăm các trang trại sản xuất nông sản tại Long An, mở ra cơ hội cho sản phẩm nông nghiệp tươi sống xuất khẩu sang thị trường nước này.

Đoàn đã đến tham quan và làm việc tại một số cơ sở trồng và xuất khẩu các sản phẩm về chanh không hạt, trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao.

Chuyến thăm giúp đoàn tìm hiểu các chính sách quản lý an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh và quy trình chứng nhận xuất khẩu nông sản, đồng thời tìm hiểu các nhà sản xuất, doanh nghiệp có năng lực sản xuất và xuất khẩu gia cầm, trứng và gạo tại Long An.

Đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận và tìm hiểu yêu cầu thị trường Singapore, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp để cung ứng cho thị trường nội địa, sau đó là hướng tới xuất khẩu.

Chuyến thăm của đoàn công tác Singapore mở ra cơ hội cho sản phẩm nông nghiệp tươi sống xuất khẩu sang thị trường nước này.

Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore Cao Xuân Thắng cho biết, vào tháng 12/2023 vừa qua, đơn vị dẫn một đoàn của Cơ quan quản lý thực phẩm Singapore dự Lễ hội gạo quốc tế tại Hậu Giang. Ngay sau đó, vào quý I/2024, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu gạo hàng đầu vào thị trường Singapore.

Chuyến thăm này sẽ là bước ngoặt để phía bạn thay đổi suy nghĩ về các sản phẩm trứng và sản phẩm từ thịt của Việt Nam. Các nhà quản lý và chuyên gia của Singapore khá ấn tượng với những trang trại đã đến thăm, nhận định mô hình quản lý, quy mô sản xuất và kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam khá tốt.

Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu vào thị trường Singapore, các cơ quan chức năng của hai bên tiếp tục phải làm việc với nhau, thống nhất các biện pháp để có thể xuất khẩu nhiều mặt hàng vào Singapore, trong đó có sản phẩm tươi sống như thịt gà, thịt lợn, trứng gà tươi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng qua, tại phiên 5/9, do lo ngại về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc, khả năng nguồn cung từ Libya tăng lấn át việc kho dự trữ dầu của Mỹ giảm và Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác OPEC+ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng.

Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng - giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Riêng trong ngày mai, Vietjet Air sẽ ngừng khai thác gần 90 chuyến bay, Bamboo Airways hủy 14 chuyến.

60% vốn FDI đăng ký đầu tư vào Hà Nội thuộc các dự án của Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất linh kiện điện, điện tử, cơ khí, chế tạo.

Trong 8 tháng, xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng nông nghiệp đều tăng. Lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu 28,28 tỷ USD.

Một số ngân hàng đầu tư lớn toàn cầu vừa giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, dẫn tới lo ngại về nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm 2024.