Cổ Loa - Dấu ấn lịch sử và văn hoá

Những tài liệu, hình ảnh quý về thành Cổ Loa đang được trưng bày tại Khu di tích Cổ Loa - huyện Đông Anh đã mang đến cho khách tham quan cái nhìn khái quát về giá trị lịch sử, văn hóa của thành Cổ Loa xưa. Triển lãm do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa tổ chức.

Cổ Loa là một trong những di tích lịch sử quý giá của Thủ đô và dân tộc, đã nhiều lần được chọn làm kinh đô của nước Việt, thời kỳ An Dương Vương thế kỷ III trước Công nguyên, thời Hậu Lý Nam Đế thế kỷ VI và thời kỳ Ngô Quyền thế kỷ X. Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học qua nhiều thời kỳ trong lòng đất đã khẳng định rằng, Cổ Loa là một trong những di tích hiếm hoi, chứng kiến quá trình phát sinh, phát triển của nền “văn minh sông Hồng”.

PGS.TS Trần Đức Cường – Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: "Sau khi chuyển đổi từ nhà nước Văn Lang sang nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương đã đưa đưa kinh đô về đây, về mảnh đất Cổ Loa lịch sử. Nằm giữa vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đây là một điều kiện rất thuận lợi cho việc xây dựng kinh thành, từ đó xây dựng những vị trí quân sự quan trọng để bảo vệ chính quyền và bảo vệ cuộc sống cho người dân Âu Lạc lúc bấy giờ. Thêm nữa, đây không chỉ là kinh thành, quân thành mà đây còn là thị thành. Có thể nói đây là một sự đan xen mà không phải kinh đô của đất nước nào cũng có thể có được điều này".

Trưng bày “Cổ Loa - Dấu ấn lịch sử và văn hóa” đã được chắt lọc các tư liệu, hình ảnh từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, Viện Viễn Đông Bác cổ, Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Hà Nội, các sưu tập ảnh tư nhân, nhằm giới thiệu đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế về các dấu ấn lịch sử và văn hóa của Khu di tích Cổ Loa. 100 tài liệu, hình ảnh với nội dung về 3 chủ đề: Miền đất của người Việt cổ, Cổ Loa - Kinh thành, Quân thành, Thị thành; Không gian văn hóa đặc sắc.

Ngày nay, Cổ Loa là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương mong muốn khám phá những giá trị văn hóa, hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình. Đối với người dân nơi đây, thành Cổ Loa luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và sinh hoạt văn hóa.

Trưng bày “Cổ Loa - Dấu ấn lịch sử và văn hóa” mang đến cho du khách trong nước và quốc tế một cái nhìn sâu sắc về các dấu ấn lịch sử và văn hóa của Khu di tích Cổ Loa. Qua đó góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đề cao trách nhiệm của cộng đồng địa phương và du khách trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".