Có nên bỏ đèn đỏ để giảm ùn tắc?

Mới đây, trong số hơn 1.400 sáng kiến gửi đến chương trình sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam năm 2022-2023, sáng kiến bỏ đèn đỏ và tổ chức phân luồng lại giao thông đường bộ ở Hà Nội, TP.HCM để không ùn tắc đã đạt giải Nhất.

Cụ thể, giải pháp đưa ra rất đơn giản, chi phí rất thấp. Đầu tiên là bỏ đèn đỏ, tiếp theo là dựng rào chắn giữa ngã tư, ưu tiên hai hướng đường chính phương tiện chạy thẳng không phải dừng lại, hai hướng còn lại của đường cắt ngang với đường chính thay vì chạy thẳng thì rẽ phải vào đường chính, rồi phải vòng ngược lại khu vực bùng binh để nhập vào luồng giao thông chính.

Tại Lễ tổng kết chương trình sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam năm 2022-2023, Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an - Trưởng ban tổ chức, cho biết sáng kiến bỏ đèn đỏ, phân luồng giao thông hiện đang được áp dụng tại nhiều nút giao thông tại Hà Nội, giải pháp này cũng đang được áp dụng tại tỉnh Bắc Ninh. Từ đó đã mang lại hiệu quả thiết thực trong vấn đề ùn tắc giao thông.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Một trong những nội dung chất vấn tại kỳ họp HĐND thành phố cuối năm này là việc thực hiện qui định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đô thị. UBND Thành phố vừa báo cáo Thường trực HĐND về vấn đề này, trong đó nêu 5 nguyên nhân cơ bản gây ùn tắc giao thông trên địa bàn.

"Tập trung chăm lo Tết cho nhân dân; nghiêm cấm việc tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức và việc sử dụng tài sản công vào các hoạt động vui chơi, lễ hội..." là những nội dung đáng chú ý được nhấn mạnh tại Chỉ thị số 26-CT/TU ngày 06/12/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức phục vụ Tết Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn Thành phố.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (07/12) Hà Nội ngày nắng, sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ từ 16-26 độ.

Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 6/12, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã làm rõ thông tin liên quan đến công tác rà soát toàn bộ quá trình giám sát, đánh giá trữ lượng mỏ, lập hồ sơ đấu giá ba điểm mỏ cát Châu Sơn, Tây Đằng và Liên Mạc.

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519, thì tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị phải đạt từ 20%-26%. Nhưng thực tế hiện nay tỷ lệ này mới đạt khoảng trên 12,1%. Nguyên nhân là do nhiều dự án đường vành đai, đường xuyên tâm trên địa bàn Thủ đô hiện còn chậm tiến độ.