Có nên cấm tuyệt đối vi phạm nồng độ cồn?
Có ý kiến cho rằng, không nên quy định cứng nhắc, tuyệt đối về nồng độ cồn mà cần có giới hạn nhất định về nồng độ cồn trong máu, hơi thở, khi vượt qua mốc đó thì mới phạt. Nhưng cũng có ý kiến nên cần cấm tuyệt đối vì rượu rất có hại với sức khỏe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Sau thời gian thực hiện quyết liệt việc kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia đã giảm đáng kể. Riêng về xử lý nồng độ cồn, trong 11 tháng qua, đã xử lý gần 700.000 trường hợp vi phạm, chiếm 23% tổng số vi phạm. Chỉ tính trong tháng rưỡi trở lại đây số vụ tai nạn giao thông do rượu bia giảm 37,5% so cùng kỳ, đặc biệt là tai nạn liên hoàn giảm 50% về số vụ và không để xảy ra số người chết; không có vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng
Ông Phạm Việt Công - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết: "Đối với người có nồng độ cao thì rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông trên đường, giảm khả năng phán đoán, dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông và đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến nồng độ cồn."
Quốc hội vừa cho ý kiến lần đầu với dự án luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định này cần thiết góp phần hạn chế tai nạn giao thông, tuy nhiên không nên cấm tuyệt đối mà chỉ hạn chế ở mức hợp lý đảm bảo tính thống nhất..
Theo chuyên gia giao thông, việc để người dân tự ý thức tự giác thì rất khó nên cấm tuyệt đối là phù hợp vì thời gian qua vẫn còn đó những vụ tai nạn giao thông liên quan đến nồng độ cồn.
Ông Nguyễn Văn Thanh - Chuyên gia giao thông cho biết: "Cơ địa mỗi người mỗi khác, có người sử dụng một lượng nhỏ rượu bia nhưng đã mất kiểm soát, có người sử dụng lượng lớn nhưng lại không bị ảnh hưởng nhiều. Do đó, biết thế nào là hạn chế, mức độ bao nhiêu thì nên cấm tuyệt đối, là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay."
Khi thẩm tra nội dung nêu trên, Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho biết một số ý kiến đề nghị cân nhắc vì cho rằng quy định nồng độ cồn này quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam.
Ngày 17/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Mê Linh, Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trịnh Văn Phong (sinh năm 1984; trú tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh) về tội “Trộm cắp tài sản”.
Tổ công tác Y9/141 - Công an thành phố Hà Nội làm nhiệm vụ tại tuyến đường Trần Hưng Đạo - khu vực trước cửa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì phát hiện hai nam thanh niên đi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm có nhiều dấu hiệu nghi vấn.
Theo nhận định của cơ quan chức năng, vào dip cuối năm, tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng thường lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của người dân để lấy đi tài sản có giá trị; điều này đòi hỏi mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa tội phạm.
Xe máy đi vào cao tốc là hành vi vô cùng nguy hiểm và vi phạm luật giao thông, tuy nhiên một số cá nhân vẫn cố tình vi phạm.
Sau khi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử phạt hội nhóm đi xe đạp lưu thông trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp đi sân bay Nội Bài, từ đầu tháng 11 trở lại đây, vi phạm đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, lực lượng CSGT vẫn ghi nhận nhiều trường hợp vi phạm.
Dù lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền và ra quân xử lý nhưng đến nay, nhiều trường hợp xe máy vẫn ngang nhiên đi vào cao tốc Đại lộ Thăng Long - tuyến đường cấm xe máy lưu thông.
0