Có nên đánh thuế VAT mặt hàng phân bón?

Thảo luận ở tổ cho ý kiến về Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) trong chiều 17/6, một trong những nội dung đáng chú ý đã được các Đại biểu Quốc hội tranh luận đó là: có nên hay không đánh thuế VAT với mặt hàng phân bón?

Nhiều đại biểu cho rằng mặt hàng phân bón không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) đang khiến cho ngành sản xuất phân bón trong nước gặp khó khăn do không được khấu trừ đầu vào và gây thiệt đơn, thiệt kép với cả doanh nghiệp lẫn người nông dân.

Đại biểu Lương Quốc Đoàn, ĐBQH tỉnh An Giang cho rằng: các doanh nghiệp sản xuất phân bón không bị đánh thuế VAT thì đồng thời sẽ không được hoàn thuế VAT của tất cả các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón, vì vậy giá thành phân bón sẽ cao hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp phân bón đều cho rằng, nếu đánh thuế 5% VAT đối với phân bón thì họ sẽ được hoàn thuế toàn bộ các cái nguyên liệu đầu vào, từ đó giá phân bón sẽ giảm 8%. Như vậy sẽ có lợi cho người nông dân.

Các ĐBQH thảo luận ở tổ cho ý kiến về Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Không đồng tình với ý kiến này, Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn ĐBQH tỉnh Lai Châu phân tích: nếu đồng ý đánh thuế 5% đối với mặt hàng phân bón thì chỉ có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón, còn người nông dân thì sẽ phải chịu thiệt thòi.

Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn cho rằng, trong đánh giá tác động, chủ yếu mới đánh giá tác động có lợi cho các nhà máy sản xuất phân bón, không đánh giá tác động tới người nông dân. Theo đại biểu Nguyễn Hữu Toàn, nếu đánh thuế VAT thì người nông dân sẽ phải bỏ ra chi phí lớn hơn và nó sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cũng như là sức cạnh tranh của nông nghiệp, nông dân.

Hiện nay, Hiệp hội phân bón Việt Nam cũng như các doanh nghiệp đang kiến nghị cần thiết phải đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, sòng phẳng giữa các nhà sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028 là sự tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng đóng góp của Việt Nam vào những phát triển chung của cộng đồng quốc tế.

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã trưng bày, giới thiệu thiết bị giàn phóng chữa cháy từ xa do nhà máy Z113, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng sản xuất có thể phóng đồng thời 20 nòng với khoảng cách lên tới 200m.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu trang phục "Người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại.

Tại gian hàng của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Nhà máy Z131, các sản phẩm quốc phòng đa dạng từ đạn sát thương, phương tiện bay không người lái đến vũ khí bộ binh đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn khách tham quan. Đặc biệt, các dòng UAV cảm tử và UAV tình báo, giám sát, thu thập mục tiêu, trinh sát cả ban ngày lẫn ban đêm đã gây ấn tượng mạnh mẽ với khả năng tấn công và giám sát hiệu quả.

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 khai mạc sáng 19/12, các chiến sĩ tinh nhuệ của Binh chủng Đặc công, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phô diễn sức mạnh bằng những màn trình diễn kỹ năng đặc biệt.

Đại sứ quán CHDCND Lào tại Việt Nam phối hợp với Ban liên lạc toàn quốc cựu quân tình nguyện viên và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào đã tổ chức lễ trao tặng huân, huy chương của Nhà nước và Bộ quốc phòng nước CHDCND Lào cho các tập thể và cá nhân Ban liên lạc toàn quốc cựu quân tình nguyện viên và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào.