Có nên đầu tư bất động sản trong giai đoạn hiện nay?

Lãi suất tăng cao, sự trầm lắng của thị trường là lý do khiến nhiều nhà đầu tư ngập ngừng xuống tiền vào bất động sản. Nhưng trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng, việc xuống tiền vào bất động sản liệu có còn là phương án tích sản an toàn?

Một lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc tại Hà Nội phân tích: Thứ nhất , giá bất động sản hiện tại đang tăng cao, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhà đầu tư muốn đi “săn” hàng giá rẻ cũng chưa phải thời điểm tốt. Thị trường đã xuất hiện cắt lỗ nhẹ nhưng chỉ xảy ra ở một số khu vực, tập trung vào loại hình đất thổ cư, đất nền. Còn giá chung cư ở Hà Nội lại đẩy lên rất cao. Vậy thì mua bất động sản giai đoạn này sẽ thanh khoản không tốt.

Ảnh minh họa

Thứ hai, nếu nhà đầu tư có tiềm lực tài chính tốt, việc mua – bán dễ dàng. Họ có thể chờ đợi 2-3 năm để bán. Nhưng với nhà đầu tư vốn chưa “khoẻ”, vay ngân hàng là điều bắt buộc. Nhưng lãi suất vay ngân hàng đang có thể lên tới 15%. Tính toán ra, nhà đầu tư nếu đợi thời gian dài, có khả năng sẽ lỗ vì chi phí đội lên cao do lãi suất tăng.

Thứ ba, lãi suất huy động tăng. Nhà đầu tư hoàn toàn dành tiền để gửi tiết kiệm với dòng tiền thu về ổn định. Họ hoàn toàn có thể đợi năm sau “săn” tìm lô đất đẹp.

Là nhà đầu tư dày kinh nghiệm và trải qua giai đoạn thăng trầm của thị trường, ông Trần Khánh Quang thẳng thắn thừa nhận, ở thời điểm này, câu hỏi mà nhà đầu tư đặt ra nhiều: “Có nên đầu tư bất động sản trong giai đoạn hiện nay”.

Vị này phân tích, các nhà đầu cá nhân đang cơ cấu lại sản phẩm, rút bớt vốn ở tỉnh, giữ sản phẩm ở trung tâm.

Ông Quang đánh giá, thị trường cuối năm sẽ vẫn trầm lắng, giá không tăng, giao dịch chậm. Nhận định về các phân khúc, ông Quang cho rằng, căn hộ đã bàn giao sổ đỏ, hay sản phẩm nhà phố trung tâm vẫn hấp dẫn. Đất nền các tỉnh gần Hà Nội, TP.HCM giá tốt cũng không lo ế. Giao dịch đất ở thị trường ven đô, các tỉnh cũng khựng lại.

Vị này khuyến nghị, nếu nhà đầu tư có vốn ổn định trong 6-12 tháng không phụ thuộc vào vốn ngân hàng có thể xuống tiền vào bất động sản tốt. Nhưng nếu nhà đầu tư không chuyên, ít vốn, sử dụng đòn bảy thì không nên đầu tư vào bất động sản.

Đánh giá về tiềm năng của phân khúc bất động sản, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định, đất nền sẽ là loại hình đầu tư tiếp tục hấp dẫn nếu như nới room tín dụng.

Khi siết tín dụng, loại hình nào bị ảnh hưởng nhiều nhất thì khi nới lỏng loại hình đó sẽ được thuận lợi, điển hình là đất nền. Cũng theo ông Tuấn, thời điểm hiện tại, thị trường đang tập trung về giá và ưu tiêu sản phẩm an cư. Loại hình nào đảm bảo 2 tiêu chí này thì việc nới lỏng hay siết tín dụng sẽ không chịu ảnh hưởng nhất.

Nhưng trong đầu tư bất động sản, bất động sản nào tạo lợi nhuận nhiều thì đi kèm với rủi ro nhiều. Và một trong số đó là đất nền. Đây là loại hình có tính đầu cơ cao, không cần có dòng tiền hàng tháng nhưng lợi suất tại những khu vực tiềm năng, có hạ tầng tốt thì luôn có tốc độ tăng trưởng giá rất cao.

Khi siết tín dụng, chủ đầu tư không có dòng tiền để đáo hạn được nợ, không đáo hạn được trái phiếu, không xử lý hàng tồn được khiến dòng tiền đi qua doanh nghiệp càng gặp khó, không có động lực để hàng tồn kho đưa ra ngoài thị trường.

Những nhà đầu tư xuống tiền vào loại hình này sẽ bị ảnh hưởng và tác động tới thị trường. Nếu như nới room tín dụng thì đất nền sẽ hưởng nhiều lợi thế tăng tốt do thị trường Việt Nam mới chỉ có tốc độ đô thị hóa trung bình khoảng 48%. Đặc biệt, một điểm sáng khác là hạ tầng cao tốc, hạ tầng của Chính phủ, hạ tầng mang tầm quốc gia đang được triển khai rất rầm rộ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội kéo dài thời gian vay lên 10-15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3-5% so với vay thương mại.

Lãi suất cho vay mua nhà hiện chỉ ở mức 5 đến 6%/năm trong thời gian ưu đãi. Ngỡ lãi suất thấp là cơ hội cho người mua nhà thực hiện ước mơ an cư, thế nhưng thực tế dư nợ cho vay mua nhà chỉ tăng hơn 1% năm so với năm ngoái, mức thấp nhất 5 năm qua.

Theo báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM, tính tới cuối tháng 4, kinh doanh bất động sản chiếm gần 2% số doanh nghiệp lập mới. Tổng vốn đăng ký lĩnh vực này đạt khoảng 24.000 tỷ đồng, tăng gần 146% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2024 được nhận định vẫn khó khăn đối với ngành bất động sản. Tuy nhiên, việc các bộ luật về đất đai sớm có hiệu lực sẽ giải quyết, tháo gỡ được những vướng mắc về pháp lý của các dự án.

Việc ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ đang là căn cứ để các chuyên gia dự báo nguồn cung bất động sản du lịch nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ cải thiện khoảng 20% so với năm 2023.

Khoảng 10 năm trước đây, khái niệm du lịch homestay còn khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng giờ đây đang trở nên quen thuộc, thậm chí bùng nổ du lịch homestay cùng với xu hướng “bỏ phố về rừng”. Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19, xu hướng này phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.